Tiếng Trung còn được gọi là ngữ tộc Hán. Ngôn ngữ này có hàng trăm biến thể riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được sự thật thú vị về nguồn gốc của chữ Hán.
Hãy cùng Thao & Co. khám phá về nguồn gốc của chữ Hán.
Cho đến ngày hôm nay, nguồn gốc của dân tộc Hán vẫn chưa có lời giải đáp chính thức. Tuy nhiên, theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc, người Hán thuộc chủng Mongoloid (Đại chủng Á) ở phương Nam và tiền thân chính là nhóm người Hoa Hạ.
Theo đó, nhóm người Hoa Hạ xuất hiện vào thời nhà Thương và nhà Chu (Thế kỷ XXI – VIII TCN). Họ sinh sống ở khu vực đồng bằng miền Trung của Trung Hoa. Cho đến thời nhà Hán (260 TCN – 220 SCN), nhóm người này phát triển thành một bộ tộc gọi là tộc người Hán. Họ đã di cư và phát triển thành dân tộc lớn nhất trong 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc.
Sự hình thành“Dân tộc Hán” không chỉ ở tên gọi mà là nhiều nhóm người khác chính thức trở thành “Hán” trong bước đường mở rộng của đất nước Trung Hoa.
Sự mở rộng không chỉ về đất đai hay lãnh thổ mà còn là về văn hóa, tộc người. Từ những người “chưa phải Hán” đã thành “Hán”. Qua quá trình phát triển, dân tộc Hán đã “kiến tạo” nên bản sắc văn hóa Trung Hoa riêng biệt.
Do tên gọi tương đồng nên mọi người thương lầm tưởng nguồn gốc chữ Hán do người Hán tạo ra. Tuy nhiên, tiếng Hán ra đời khoảng 3300 năm trước dựa trên việc mô phỏng đồ vật.
Một truyền thuyết khác về nguồn gốc chữ Hán cho rằng chữ Hán do Thương Hiệt – viên quan chép sử của vị Hoàng Đế đầu tiên làm ra. Chữ Hán dần trở thành hệ thống chữ viết phức tạp. Và đây cũng là ngôn ngữ chính thức của các triều đại lịch sử Trung Hoa.
Chữ Hán, dù nguồn gốc còn nhiều bí ẩn nhưng chính là thành tựu văn hóa của Trung Hoa.
Cuối thế kỷ XIX, tại Trung Quốc diễn ra phong trào “Cách mạng chữ Hán” trên quy mô toàn quốc. Với mục tiêu đơn giản hóa chữ Hán, dùng chữ cái Latinh để phiên âm (pinyin) chữ Hán và phổ cập tiếng Phổ thông.
Tuy không hoàn toàn Latinh hóa được, cuộc cải cách vẫn thành công trong việc phổ cập tiếng Trung.
Thành công này dẫn đến sự ra đời của tiếng Trung giản thể. Đây là hệ thống chữ viết đơn giản được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc Đại lục. Hệ thống chữ Hán ban đầu là tiếng Trung phồn thể, chỉ được dùng ở Hồng Kông và Đài Loan.
Ban đầu, tiếng Trung giản thể và tiếng Trung phồn thể khác nhau chủ yếu ở nét chữ. Nhưng qua quá trình mở rộng từ vựng mới kể từ những năm 1950, từ vựng và phong cách ngôn ngữ ngày càng khác biệt.
Ngoài ra, theo nhà Hán học Jerry Norman, tại Trung Quốc có đến hàng trăm biến thể tiếng Trung không thể thông hiểu lẫn nhau. Vì sự khác biệt giữa các biến thể, bản địa hóa trong dịch thuật tiếng Trung là điều cần thiết.
Chữ Hán không chỉ là một hệ thống viết mà còn là một di sản văn hóa quý giá. Sự phong phú của hệ chữ viết này phản ánh trí tuệ và tinh thần sáng tạo của người Hán. Đồng thời ghi chép lại những biến đổi của lịch sử và xã hội Trung Quốc.
Nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của chữ Hán giúp dịch giả hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa Hán. Từ đó họ có thể đem lại những bản dịch chất lượng và hòa hợp với văn hóa nơi đây.
Khám phá thêm về ngôn ngữ và dịch thuật tại chuyên mục Translation Times của chúng tôi ngay hôm nay!