Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện không thể thiếu đối với các nhà đầu tư ngoại quốc. Bài viết này của Thao & Co. sẽ giới thiệu chi tiết hơn về:
- • Thủ tục
- • Hồ sơ đăng ký
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Định nghĩa
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Investment Registration Certificate – IRC) là văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận các thông tin về dự án của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài khi họ triển khai dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
Tên gọi khác: Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký đầu tư.
Văn bản này có giá trị pháp lý ở cả bản giấy và bản điện tử.
Ý nghĩa
Xin cấp giấy phép đầu tư là bước không thể thiếu để các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Giấy phép này ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài:
- • Liên kết chặt chẽ với dự án đầu tư: Đây là căn cứ xác nhận quy mô, phạm vi kinh doanh.
- • Điều kiện quan trọng: Cần thiết khi xin các giấy phép kinh doanh khác như giấy phép xây dựng, hồ sơ phòng cháy chữa cháy và hồ sơ đánh giá tác động môi trường.
- • Các vấn đề về thuế: Nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi xin hoàn thuế, nhận ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế.
- • Bằng chứng về quyền góp vốn: Giấy phép này ghi nhận quyền góp vốn của cá nhân, tổ chức đầu tư dự án để có thể chuyển vốn từ nước ngoài về Việt Nam.
Thẩm quyền cấp
- + Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố: Các dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
- + Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Các dự án trong khu vực này.
ℹ️ Khám phá: Người nước ngoài có thể mở công ty ở Việt Nam không?
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nội dung của giấy phép này ở bản giấy và cả bản điện tử thường có các mục như sau:
- – Tên của dự án
- – Nhà đầu tư
- – Mã số dự án
- – Địa điểm, diện tích đất sử dụng
- – Mục tiêu, quy mô dự án
- – Vốn đầu tư của dự án đầu tư
- – Thời hạn hoạt động
- – Tiến độ thực hiện
- – V.v
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất
Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất:
Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh
Có thể nói giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh đều là hai văn bản pháp lý cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai loại giấy tờ này có những khác biệt rõ rệt về mặt pháp lý:
+ Mục đích sử dụng:
- • Giấy chứng nhận đầu tư: Cấp cho các nhà đầu tư đủ điều kiện triển khai dự án để xác nhận quyền và cam kết đầu tư của họ.
- • Giấy phép kinh doanh: Là phương tiện để cơ quan chức năng dễ dàng giám sát, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp triển khai hoạt động thương mại hợp pháp trong một lĩnh vực cụ thể.
+ Đối tượng được cấp
- • Giấy chứng nhận đầu tư: Những tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định, thường là các nhà đầu tư nước ngoài.
- • Giấy phép kinh doanh: Doanh nghiệp đủ điều kiện theo Luật Doanh nghiệp 2014.
+ Cơ quan cấp:
- • Giấy chứng nhận đầu tư: Phòng đăng ký đầu tư của Sở kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.
- • Giấy phép kinh doanh: Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Điều kiện cấp giấy đăng ký đầu tư
Các dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư cần thỏa mãn 5 điều kiện như sau:
- 1. Ngành nghề đăng ký không nằm trong danh mục cấm của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- 2. Địa điểm để thực hiện dự án phải đúng như pháp luật quy định.
- 3. Dự án đầu tư có quy hoạch theo quy định của Luật đầu tư.
- 4. Dự án tuân thủ số lượng lao động và suất đầu tư trên diện đất cụ thể theo quy định.
- 5. Tuân thủ theo các điều kiện về tiếp cận thị trường.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu xin cấp giấy phép này gồm có:
- • Văn bản đề nghị được thực hiện dự án (Mẫu A.I.1)
- • Hợp đồng cho thuê nhà/văn phòng.
- • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam nếu có góp vốn chung với nhà đầu tư Việt Nam.
- • Giấy tờ xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư có tương đương hoặc hơn số tiền đầu tư dự án. Với các tài khoản nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
- • Mẫu đề xuất dự án đầu tư gồm những thông tin cụ thể về nhà đầu tư và dự án đầu tư như nguồn vốn, quy mô, nhu cầu lực lượng lao động,…
- • Mẫu A.I.2: Dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập.
- • Mẫu A.I.3: Dự án do nhà đầu tư đề xuất.
- • Mẫu A.I.4: Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài theo dạng cá nhân còn cần có:
- • Bản sao hộ chiếu nhà đầu tư.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài theo dạng tổ chức, hồ sơ cần bổ sung thêm:
- • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức.
- • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện cho phần vốn góp của tổ chức tại Việt Nam.
- • Báo cáo tài chính đã kiểm toán trong 2 năm gần nhất, đã hợp pháp hóa trong 90 ngày gần nhất.
Lưu ý:
- • Các giấy tờ nộp bản sao thường cần photo công chứng.
- • Những văn bản nước ngoài khi gửi cho các cơ quan Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt.
- • Với các tài liệu phải hợp thức hóa tại lãnh sự thì phải kèm theo bản dịch công chứng hợp lệ.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án như sau:
- 1. Nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ ở trụ sở chính Phòng Đăng ký Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đóng phí và giữ biên nhận hồ sơ có hẹn ngày trả kết quả.
- 2. Chờ xét duyệt: Chờ cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ, thường là trong vòng 15 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ.
- 3. Nhận kết quả: Quay lại nơi nộp hồ sơ theo như ngày hẹn. Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các hồ sơ chưa đạt được hướng dẫn nộp bổ sung, chỉnh sửa thông tin và nộp lại.
Giải đáp các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Là mã số được cấp bởi hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Mã số này là cơ sở chứng minh dự án đã được chính quyền cấp phép, phê duyệt.
Mỗi dự án chỉ có duy nhất một mã số để cơ quan chức năng có thể dễ dàng tra cứu, giám sát, quản lý thông tin dự án. Mã số này sẽ hết hiệu lực sau khi dự án hoàn thành.
Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có hiệu lực bao lâu?
Theo quy định của Luật Đầu tư thì thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hiệu lực dựa vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: mục tiêu, địa điểm, quy mô, yêu cầu của từng dự án.
Theo đó, thời hạn của Giấy chứng nhận này như sau:
- • Các dự án trong khu kinh tế: hiệu lực không quá 70 năm.
- • Các dự án đầu tư nằm ngoài khu kinh tế: hiệu lực không quá 50 năm.
- • Các dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc vốn lớn nhưng có khả năng thu hồi vốn chậm: hiệu lực không quá 70 năm.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mất bao lâu?
Thời gian từ 5 đến 15 ngày.
- • 5 ngày đối với dự án đầu tư cần phải chấp thuận chủ trương đầu tư.
- • 15 ngày đối với các dự án không cần phải chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc cấp giấy đăng ký đầu tư nước ngoài mà Thao & Co. đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại giá trị hữu ích cho quý vị.
Đây là bước then chốt trong quá trình tham gia đầu tư ở Việt Nam. Song, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình này vì sự khác biệt về hệ thống pháp lý giữa các quốc gia.
Vì vậy, Thao & Co. đã cho ra đời các dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư ngoại quốc như sau:
- 🔹 Tư vấn loại hình doanh nghiệp thích hợp
- 🔹 Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài
- 🔹 Dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ
- 🔹 Hỗ trợ tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động và dịch vụ hậu mãi
Đội ngũ của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng khả năng ngoại ngữ xuất sắc. Chúng tôi tự tin giúp các nhà đầu tư hoàn thành hồ sơ, thủ tục pháp lý nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Quý vị để lại thông tin trong khung chat trực tiếp trên trang web hoặc tại phần Liên hệ bên dưới. Thao & Co. sẽ nhanh chóng phản hồi lại để tư vấn cho quý vị.