Tiếng Việt có phải là ngôn ngữ khó học không? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người yêu thích ngôn ngữ.
Việt ngữ luôn nổi tiếng với sự giàu đẹp và linh hoạt. Cùng Thao & Co. khám phá những đặc điểm khiến việc học tiếng Việt trở nên thú vị.
Theo FSI (Foreign Service Institute), tiếng Việt thuộc nhóm trung bình khó đối với người học nói tiếng Anh. Cùng nhóm độ khó với tiếng Việt có các ngôn ngữ như tiếng Nga và tiếng Thái.
Các chuyên gia cho rằng tiếng Việt cần 1.100 giờ học để giao tiếp cơ bản. Nhiều người nước ngoài cho rằng tiếng Việt khó học vì hệ thống thanh điệu đặc trưng.
Tóm lại, học tiếng Việt có khó hay không còn tùy thuộc vào tiếng mẹ đẻ của người học. Ngoài ra, kinh nghiệm học ngoại ngữ của từng người cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thành thạo tiếng Việt.
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
Giáo sư, nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai
Tiếng Việt phong phú và giàu biểu cảm. Vì vậy việc học tiếng Việt cũng cần sự kiên trì và niềm đam mê.
Đầu tiên cần tìm về nguồn cội của tiếng Việt. Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Việt thuộc nhóm Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer.
Hệ thống chữ viết đầu tiên là chữ Nôm. Sau quá trình La Mã hóa, tiếng Việt có được bảng chữ cái Latin. Từ đó đã chính thức trở thành chữ quốc ngữ của người Việt Nam.
Thanh điệu cũng là một đặc trưng của tiếng Việt. Có đến 6 thanh điệu bao gồm:
Mỗi thanh điệu giống một nốt nhạc khi phát âm tạo cảm giác trầm bổng. Điều này cũng mang đến thách thức nhất định khi học tiếng Việt.
Dù cùng một từ nhưng có thanh điệu khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Từ “cô” (người phụ nữ trẻ) kết hợp với:
Sự đặc sắc này gây ra không ít nhầm lẫn khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Chính vì thế, thanh điệu là yếu tố hàng đầu mà người học cần phải quan tâm.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, tiếng Việt hiện nay có đến hơn 17.000 âm tiết. Đồng nghĩa với việc lượng từ vựng tối thiểu trong tiếng Việt là 17.000 từ.
Người Việt thường kết hợp các âm tiết lại với nhau để tạo thành từ mới. Theo đó, tiếng Việt có thể có tới hàng triệu kết hợp. Nhờ đó, người Việt có thể dễ dàng diễn đạt thông điệp một cách đa dạng.
Từ vựng tiếng Việt chia thành 3 loại:
Một nghiên cứu của Viện Max Planck cho thấy tiếng Việt có 28,1% từ vựng vay mượn. Trong đó có vay mượn từ các ngôn ngữ:
Qua đó, ngôn ngữ này cũng không ngừng vay mượn và Việt hóa. Quá trình này “bồi đắp” thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Có 3 nhóm phương ngữ chính trong tiếng Việt là:
Các phương ngữ có sự khác biệt về trường từ vựng và cách phát âm. Thế nên, tiếng Việt phong phú một phần nhờ hệ thống phương ngữ lâu đời.
Phương ngữ là “bức tường thành” vững chắc mà người học phải vượt qua. Do đó cần liên tục trau dồi và tiếp xúc với người bản địa để tăng vốn từ.
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Đây là một quan niệm dân gian nhấn mạnh độ khó của ngữ pháp tiếng Việt.
Trong cuốn sách “Introduction to Spoken Vietnamese”, nhóm tác giả cho rằng hầu hết động từ trong tiếng Việt không có phạm trù về thời. Để thể hiện mốc thời gian có thể sử dụng trật tự mệnh đề và trợ động từ.
Trái lại, danh nhân Trương Vĩnh ký nhận định tiếng Việt có thời và thể. Chúng được biểu thị bằng các yếu tố ngữ pháp như phụ tố, hư từ và ngữ cú. Theo đó, hai loại thời trong tiếng Việt là:
Sự tồn tại của thời và thể trong tiếng Việt còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp bí ẩn của tiếng Việt.
Trật tự câu: Chủ ngữ – Động từ – Tân ngữ.
Tiếng Việt lại là ngôn ngữ “không biến hình”. Nghĩa là mỗi từ sẽ không thay đổi dù ở bất kỳ cương vị nào trong câu.
Ví dụ:
Tiếng Pháp (một ngôn ngữ biến hình):
Tiếng Việt:
Ngữ pháp tiếng Việt chú trọng vào trật tự từ và hư từ để diễn đạt thông tin. Trật tự từ thay đổi thì ý nghĩa của cả một câu cũng hoàn toàn khác biệt.
Đặc điểm này của tiếng Việt gây ra những thách thức không hề nhỏ. Đòi hỏi người học am hiểu sâu sắc về từ vựng, trật tự từ và ngữ cảnh văn hóa.
Trong tiếng Việt, hư từ được xem như một ngữ pháp cơ bản.
Định nghĩa: Từ không có chức năng định danh, không thể đứng độc lập làm thành phần câu. Được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần khác.
Ví dụ: Đã, đang, sẽ là những hư từ (theo Hoàng Phê).
Như vậy, hư từ không có ý nghĩa cụ thể hay chức năng ngữ pháp chính. Tuy nhiên, loại từ này thường được sử dụng để bổ trợ nghĩa và biểu cảm.
Hư từ giúp tạo nên nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. Tiếng Việt vì thế được cho là ngôn ngữ có tính biểu cảm cao.
Tùy vào ngôn ngữ mẹ đẻ của người học mà tiếng Việt sẽ có độ khó khác nhau. Tiếng Việt có bảng chữ cái Latinh khiến bước đầu làm quen với ngôn ngữ này sẽ dễ dàng hơn với người nói tiếng Anh.
Tuy nhiên, các đặc điểm sau của tiếng Việt có thể gây khó khăn cho người nước ngoài.
“Nếu coi tiếng Việt là ngôn ngữ đích để chuyển dịch các ngôn ngữ khác qua nó thì lớp từ xưng hô của tiếng Việt là một hiện tượng gây ra nhiều chuyện rắc rối”
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Chiến
Hệ thống xưng hô trong tiếng Việt thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa hai người. Trong khi đó, sự phân định này trong tiếng Anh còn mơ hồ.
Ví dụ #1
Ví dụ #2
Hệ thống xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác biệt lớn. Do đó, người học cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa Việt Nam.
Hư từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Người Việt có thể sử dụng hư từ một cách vô thức nhằm diễn đạt thông tin.
Vai trò của hư từ là rất quan trọng đối với tiếng Việt. Trong khi đó, tiếng Anh hay tiếng Pháp, số lượng hư từ không nhiều. Điều này khiến việc học tập tiếng Việt càng trở nên khó khăn hơn.
Hệ thống từ mượn đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ Việt. Người Việt sử dụng thường xuyên đến mức khó có thể phân định đâu là từ thuần Việt, đâu là từ mượn.
Những từ mượn Hán Việt sẽ mang sắc thái trang trọng và lịch sự. Ngược lại, từ thuần Việt lại mang đến cảm giác mộc mạc, giản dị.
Dựa vào ngữ cảnh mà người Việt sẽ sử dụng từ phù hợp. Thông thường:
Lựa chọn loại từ thích hợp chính là thách thức lớn khi người nước ngoài học tiếng Việt giao tiếp. Cần nhạy bén với ngữ cảnh văn hóa của văn bản.
Ngôn ngữ tiếng Việt còn là sự tổng hòa màu sắc của 54 dân tộc anh em và bề dày lịch sử hùng tráng.
Mỗi dân tộc mang một màu sắc đặc trưng riêng biệt từ ngôn ngữ đến phong tục tập quán. Vì lẽ đó, người học cần thấu hiểu những giá trị văn hóa của Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm thời gian, tiếng Việt được bồi tụ lớp trầm tích của sự giàu đẹp trong từng thanh âm, nét chữ. Sự giàu đẹp ấy đôi khi lại trở thành chướng ngại đối với việc dịch thuật tiếng Việt bởi dường như rất khó để dịch thuật truyền tải trọn vẹn tinh thần của thứ tiếng ấy.