Other Languages

Văn hóa Việt Nam: Tầm quan trọng trong dịch thuật tiếng Việt

Table of Contents

“Ngôn ngữ là bản đồ chỉ đường của một nền văn hóa. Nó cho bạn biết mọi người đến từ đâu và họ sẽ đi đâu.” (Theo Rita Mae Brown). Vậy nên văn hóa Việt Nam là yếu tố cốt lõi người dịch cần nắm vững khi thực hiện dịch thuật tiếng Việt, từ đó tái họa thành công bức chân dung văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam và mang lại sản phẩm dịch thuật chất lượng cao

Văn hóa Việt nam – Nền tảng quốc gia đa dân tộc

Mảnh đất hình chữ S mang tên Việt Nam được thêu hoa, dệt gấm bởi màu sắc đặc sắc của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc là một màu sắc đặc trưng riêng biệt từ ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục và văn hóa nghệ thuật. 

Nếu nhắc đến các dân tộc miền núi Tây Nguyên, nét văn hóa nổi bật nhất phải kể đến chính là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25/11/2005. Cồng chiêng Tây Nguyên chính là phương tiện diễn tấu dân gian đặc sắc thể hiện uy quyền, tôn nghiêm của gia đình, dòng tộc và bản làng. Bên cạnh đó, đây còn là vật thiêng liêng trong tín ngưỡng tâm linh của các dân tộc miền núi Tây Nguyên. 

Trong khi đó, với các đồng bào dân tộc miền núi Tây bắc, nhạc cụ dân tộc chính là yếu tố tạo nên linh hồn của cuộc sống nơi đây. Ví như dân tộc Thái có 3 bộ nhạc cụ chính là các loại Phí, khèn bè; bộ dây và bộ gõ. Nhạc cụ chủ đạo của người Mông lại là Sáo, khèn, kèn lá, kèn môi. 

Để bảo tồn các nét đặc sắc của các dân tộc, chính phủ Việt Nam luôn chú trọng vào các chương trình hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động văn hóa và bảo vệ di sản văn hóa của người đồng bào. Ngoài ra, chính phủ cũng đang không ngừng thúc đẩy sự hòa nhập, giao lưu giữa các dân tộc nhằm tạo điều kiện để toàn thể dân tộc Việt Nam được chung sống và làm việc trong một môi trường đa văn hóa. 

Trong bối cảnh đó, tiếng Việt chính là chữ quốc ngữ được dùng như một phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc. Tuy nhiên, mỗi dân tộc vẫn gìn giữ được tiếng nói riêng và sử dụng nó trong cộng đồng của mình. 

Vietnam Culture - Thao & Co.

Với tổng số 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam, chỉ có dân tộc Hoa, dân tộc Chăm và dân tộc Khơ-me là có sẵn tiếng nói và chữ viết riêng, còn lại hầu hết các dân tộc thiểu số khác chỉ có tiếng nói mà không có hệ thống chữ viết chính thức.

Điều này tạo nên thách thức rất lớn trong việc dịch thuật tiếng Việt bởi khi không có chữ viết chính thức, quá trình dịch thuật phụ thuộc nhiều vào lời nói được truyền đạt. Để dịch thuật truyền tải chính xác thông điệp, dịch giả phải có kỹ năng nghe hiểu tốt và vốn am hiểu sâu rộng về văn hóa của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. 

Văn hóa trung hiếu người Việt

Tinh thần trung hiếu là giá trị đạo đức truyền thống tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam. 

Trung” ở đây là lòng trung thành, tình yêu và lòng tin tưởng đối với Tổ quốc. Đây là tình cảm thiêng liêng mà dường như mỗi người dân Việt Nam đều có sẵn trong trái tim. Tinh thần ấy được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc trước mọi kẻ thù xâm lăng của dân tộc Việt Nam. 

Hiếu” chính là lòng hiếu thảo, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và dân tộc. Nét văn hóa lâu đời này thể hiện sự kính trọng của người Việt đối với bậc sinh thành – những người có công ơn dưỡng dục, nuôi nấng họ nên người. Tinh thần “hiếu” của người Việt luôn “tỏa sáng” trong từng hành động nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống hằng ngày.

Tinh thần trung hiếu ngày nay đã trở thành một phần trong mỗi người dân Việt. Chính vì thế, khi nhắc đến văn hóa Việt, tinh thần trung hiếu là một phần tất yếu và được thể hiện qua từng khía cạnh của ngôn ngữ. Một trong số đó là hệ thống xưng hô thứ bậc phức tạp nhằm phản ánh rõ mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội. 

Hệ thống xưng hô của người Việt bao gồm nhiều nguyên tắc bất thành văn về những điều nên và không nên. Như trong giao tiếp gia đình, một số từ thân tộc như cụ, ông, bà, cha, mẹ, dì, dượng, bác, chú, cô, cậu, thím, mợ, anh, chị, em, con, cháu được sử dụng thường xuyên.

Trong khi đó, kỵ (trên cụ) và chắt (dưới cháu) lại không được dùng để xưng hô, thay vào đó, từ kỵ được gộp vào cụ và chắt được gộp vào cháu. Nguyên tắc phức tạp này được lý giải bởi theo văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, thân tộc thường chỉ tính ba đời (Tam đại đồng đường) và đôi khi là bốn đời (Tứ đại đồng đường). 

Do hệ thống xưng hô quá phức tạp, vì thế dịch thuật tiếng Việt sang những ngôn ngữ khác không có hệ thống từ xưng hô tương đương là thách thức không hề nhỏ. Nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn các từ xưng hô thích hợp, thể hiện đúng nét văn hóa tôn ti trật tự của người Việt, bản dịch thuật có thể gây ra những hiểu nhầm đáng tiếc về văn hóa. Bởi vi phạm nguyên tắc xưng hô trong giao tiếp chính là hành động bất lịch sự, vô văn hóa và thiếu tôn trọng đối với các bậc tiền bối theo quan niệm của người Việt. 

Văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam

Vietnam Culture and Traditions - Thao & Co.

Việt Nam chính là đất nước có nền văn hóa lâu đời, vì thế, trong sự phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử ấy, sự đa tín ngưỡng và tôn giáo chính là kết quả tất yếu. 

Hiện nay, Việt Nam chính thức công nhận và cấp quyền đăng ký cho hơn 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau với trên 26,5 triệu tín đồ. Còn đối với các dân tộc thiểu số, Nhà nước Việt Nam luôn được đảm bảo quyền giữ gìn các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đặc trưng. Do đó, có thể nhận định rằng mảnh đất hình chữ S có một hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo vô cùng đồ sộ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đời sống tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số có những chuyển biến rõ rệt như sự tăng cường truyền giáo của những tôn giáo lớn, sự phai nhạt dần trong các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của dân tộc hay sự tiếp biến có chọn lọc các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo. Những chuyển biến này đã tạo nên các sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng của các dân tộc, đồng thời đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức nhà nước nhằm gìn giữ và phát huy sự đa dạng trong đời sống tinh thần của dân tộc. 

Tín ngưỡng và tôn giáo luôn là một vấn khá nhạy cảm, đặc biệt là đối với một quốc gia có sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo như ở Việt Nam. Do đó, khi dịch thuật tài liệu về chủ đề, dịch giả luôn cẩn trọng nhằm tránh việc truyền tải nội dung bản gốc sai lệch gây nhầm lẫn. 

Ví dụ như từ “worship” trong tiếng Anh có thể được chuyển ngữ thành “cúng bái”, “thành kính” hay “thờ phụng” tùy vào ngữ cảnh văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể. Để tạo nên thành phẩm dịch thuật chuẩn xác và chất lượng, dịch giả phải chọn lọc ngôn từ truyền đạt phù hợp dựa trên ngữ cảnh văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo. 

Lễ hội dân gian Việt Nam

Lễ hội dân gian chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại bởi đây là sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo của dân tộc Việt Nam được lưu truyền qua ngàn năm lịch sử. Các lễ hội dân gian là bảo chứng cho sự đa dạng và độc đáo về phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền. Tương ứng với sự đa dạng đó, số lượng lễ hội dân gian tại Việt Nam là một con số không hề nhỏ. Theo một thống kê, hiện nay Việt Nam có 7.039 lễ hội dân gian trải khắp mọi nơi của đất nước. 

Một số lễ hội dân gian có sức ảnh hưởng rộng khắp trên cả đất nước có thể kể đến như hội Gióng tại Kinh Bắc, lễ hội đền Hùng tại Xứ Đoài hay lễ hội Bà Chúa Xứ tại An Giang. Một số lễ hội lại chỉ có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định nhưng không kém phần đặc sắc như lễ hội Mường Lập của dân tộc Mường, Lễ hội đút cốm. Dù là lễ hội lớn hay nhỏ, tất cả đều tạo nên hình hài, cốt cách và bản sắc của dân tộc Việt Nam. 

Các lễ hội dân gian đặc sắc tại Việt Nam có tính biểu tượng cao về mặt tâm linh và được diễn tả bằng nhiều phương ngữ. Ví dụ như trong lễ hội Gióng, một số thuật ngữ được sử dụng như “cờ hồng”, “thuyền Rồng”, “đánh cờ” nhằm diễn tả một số biểu tượng và hoạt động có ý nghĩa về tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc. 

Tuy nhiên, những thuật ngữ này thường không có từ tương đương trong ngôn ngữ đích. Khi đó, dịch thuật tiếng Việt cần có những chuyên gia ngôn ngữ bản xứ có kiến thức sâu rộng về các lễ hội dân gian Việt Nam thì mới có thể tạo ra những bản dịch truyền tải trọn vẹn “phần hồn” của các lễ hội này. 

Kho tàng văn học Việt

Văn học chính là dòng chảy chưa bao giờ ngừng nghỉ trong văn hóa Việt và đây cũng chính là nơi phản ánh văn hóa Việt rõ nét và đầy đủ nhất. 

Kho tàng văn học Việt Nam bắt đầu từ lời mẹ ru ầu ơ, lớn lên qua những câu ca dao, tục ngữ, trưởng thành với sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm kinh điển thuộc thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. 

Ngôi sao sáng chói nhất trong nền văn học Việt Nam chính là kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du với 3.254 câu thơ được viết bằng tiếng Nôm theo thể thơ lục bát truyền thống dân tộc. Sự ảnh hưởng của “Truyện Kiều” không chỉ dừng lại trong phạm vi văn học, tác phẩm còn có đời sống mãnh liệt trong nhiều hoạt động đời sống của dân tộc Việt với sự xuất hiện của một số loại hình nghệ thuật như lẩy Kiều, trò Kiều, tranh Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều. 

Một số cách ví von, so sánh đặc sắc trong dân gian cũng được hình thành thông qua sự ảnh hưởng của “Truyện Kiều” như đẹp như Thúy Kiều (vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân), ghen như Hoạn Thư (sự đánh ghen âm thầm nhưng sâu cay) hay câu thành ngữ “Chết đứng như Từ Hải” (trạng thái cứng đờ ra khi không phản ứng kịp trước một sự việc bất ngờ). Các cách diễn đạt này được người Việt sử dụng rất thường xuyên để diễn đạt thông điệp trong giao tiếp. Chính vì thế, dịch giả muốn dịch thuật tiếng Việt chính xác cần phải có vốn am hiểu sâu sắc về văn học cũng như cách người Việt vận dụng các điển tích, điển cố trong văn học vào giao tiếp hằng ngày. 

“Truyện Kiều” chỉ là một trong rất nhiều các kiệt tác trong nền văn học Việt Nam. Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều góp phần làm cho kho tàng văn học của dân tộc thêm giàu đẹp. Hành trình văn học Việt Nam đến ngày nay không ngừng tiến về phía trước, không ngừng cho ra đời các tác phẩm có giá trị sâu sắc khi trở thanh tấm gương phản chiếu đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Vì văn hóa của mỗi quốc gia là riêng biệt và độc nhất, thể hiện rõ trong những phong tục tập quán, tư duy hay lối sống. Vậy nên khi dịch thuật tài liệu văn học Việt Nam, dịch giả cần có vốn từ vựng cũng như kiến thức sâu rộng để tái hiện chân thực bức tranh văn hóa sống động của văn học Việt. 

Văn hóa nghệ thuật Việt Nam truyền thống

Nghệ thuật truyền thống không đơn giản là “món ăn tinh thần” của người Việt mà còn là di sản văn hóa Việt Nam cần được gìn giữ và bảo tồn. Bởi chăng nghệ thuật truyền thống chính là nơi chứa đựng những nhận thức về văn hóa và lịch sử của dân tộc. 

Các loại hình nghệ thuật truyền thống có sợi dây gắn kết mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Những câu hò, câu dân ca nuôi dưỡng đời sống tinh thần của bao thế hệ đi trước. Các giai điệu ca trù, chèo là cái nôi nuôi dưỡng các phẩm chất cao đẹp của người Việt. Trong lúc khói bom ác liệt, đó lại trở thành những lời hò reo cổ vũ tinh thần đấu tranh trong mỗi người lính. Quay về với thời bình, những câu ví dặm lại trở thành những lời động viên nhân dân tăng gia sản xuất để đưa đất nước phát triển không ngừng. Nghệ thuật truyền thống cứ thế âm thầm, lặng lẽ, không khoa trương nhưng lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người Việt. 

Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam đang được quảng bá mạnh mẽ đến với công chúng toàn cầu. Một ví dụ điển hình chính là các nghệ sĩ gốc Việt sinh sống tại Đức đã giới thiệu loại hình nghệ thuật này với công chúng thế giới bằng những tiết mục đặc sắc, mang đậm dấu ấn Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Liên hoan Nghệ thuật châu Á Berlin 2023. 

Nghệ thuật truyền thống được tổng hòa bởi nhiều yếu tố như nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc, tâm linh. Khi tiến hành dịch thuật các dự án về chủ đề này, dịch giả cần có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc trưng, giá trị,… của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Có như vậy, các bản dịch mới có thể trở thành phương tiện mang nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến gần hơn nữa với bạn bè quốc tế.

Mong bài viết trên của Thao & Co. đã giúp quý vị có thêm nhiều thông tin bổ ích và góc nhìn mới mẻ về nền văn hóa đặc sắc và phong phú của Việt Nam.

Nguồn: Thao & Company
Dịch vụ Dịch thuật và Bản địa hóa Chuyên nghiệp tại Việt Nam
Giải pháp Ngôn ngữ Chất lượng Đáp ứng Mọi Tiêu chuẩn
Liên hệ
Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ quý vị!
Chuyên ngành
Healthcare
Chúng tôi cung cấp bản dịch chính xác các loại tài liệu như hướng dẫn lâm sàng, bệnh án, bài báo nghiên cứu, nhãn sản phẩm, và phiếu khảo sát.
Advertising + Marketing
Mang thông điệp ra thế giới vượt mọi rào cản ngôn ngữ với dịch vụ dịch thuật tài liệu truyền tải thông tin, hướng dẫn và nội dung quảng cáo đơn giản.
Banking + Finance
Khi khách hàng tiếp cận thị trường mới, chúng tôi chuyên hỗ trợ dịch tài liệu kinh doanh, email, đơn xin việc, CV, tài liệu pháp lý và toàn bộ nền tảng ngân hàng/giao dịch và app.
Legal
Sở hữu bản dịch nhanh chóng, chính xác cho tài liệu pháp lý, hợp đồng, ghi chú, email và các loại văn kiện khác.
Real Estate + Construction
Chúng tôi có đội ngũ biên dịch chuyên về kiến trúc, xây dựng, bất động sản và kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn sẵn sàng dịch thuật tài liệu chuyên ngành liên quan.
Retail + E-commerce
Nếu quý vị dự định tiếp cận thị trường quốc tế, đến với Thao & Co. để có ngay bản dịch tài liệu kinh doanh, thông báo công ty và biên bản cuộc họp, sẵn sàng hợp tác quốc tế.
Travel + Tourism
Chúng tôi mang đến bản dịch tổng hợp nội dung truyền thông nội bộ hoặc tài liệu hướng tới khách hàng, phục vụ các khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch và hơn thế nữa.
Entertainment
Với nhiều năm kinh nghiệm dịch phim, kịch và quảng cáo, chúng tôi luôn cân nhắc kỹ khi lựa chọn từ ngữ và ý nghĩa phù hợp nhất với mỗi dự án.
Automotive + Aerospace
Tìm đến chuyên gia ngôn ngữ vững chuyên môn để dịch thuật và Việt hóa hướng dẫn sử dụng, bản vẽ CAD, cẩm nang sửa chữa và hợp đồng kinh doanh.
Manufacturing
Sở hữu bản dịch thuật ngữ chuyên ngành cho tài liệu hướng dẫn, an toàn lao động, quản lý chất lượng và tuân thủ quy định.
Game
Chúng tôi dịch và Việt hoá luật chơi, hướng dẫn, cốt truyện, hội thoại và các chi tiết về đồ hoạ và kỹ thuật, chắp cánh đưa game sang thị trường mới.
Education
Dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa chuyên nghiệp nội dung ngành giáo dục dành cho bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ, website, app và các loại tài liệu khác.
Technology
Dịch vụ bản địa hóa chuyên nghiệp đưa tài liệu kỹ thuật, website, app, software và các sản phẩm kỹ thuật số vươn tầm quốc tế.
Quý vị đã sẵn sàng cho bước tiếp theo? Hãy cho chúng tôi biết về dự án của quý vị.

Nhận báo giá