Nguồn gốc của tiếng Việt thật sự có phải là tiếng Hán?
Table of Contents
Bảng chữ cái tiếng Việt dựa trên hệ chữ Latinh, tương tự với các ngôn ngữ phương Tây. Tuy nhiên, nguồn gốc của tiếng Việt không hoàn toàn đơn giản như vậy.
Cùng Thao & Co. đi qua những thăng trầm lịch sử hình thành vẻ ngoài hiện đại của tiếng Việt ngày nay:
● Tiếng Hán ảnh hưởng đến quá trình hình thành tiếng Việt
● Nguồn gốc thực sự của tiếng Việt
● Giai đoạn phát triển chữ Nôm
● Chữ Quốc ngữ – Văn tự quốc gia
Nguồn gốc tiếng Việt: Sự ảnh hưởng của tiếng Hán
Thoạt nhìn, tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng với tiếng Hán về từ vựng và âm vị.
● 70% từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán (Cao Xuân Hạo, 2001), gọi là từ Hán Việt.
● Một số từ Hán Việt phổ biến như thân thể, phòng, hạ, v.v.
● Được sử dụng rộng rãi như từ vựng thuần Việt.
● Có phát âm gần giống tiếng Hán.
Vậy nên, nhiều nhà ngôn ngữ học lập luận: cội nguồn của tiếng Việt bắt đầu từ tiếng Hán.
Năm 1830, ông J. L. Taberd – linh mục, nhà truyền giáo ở Nam Kỳ (tên gọi Việt Nam lúc bấy giờ) đã:
● Cải tiến công trình của hai vị linh mục và nhà từ điển học: Alexandre de Rhodes và Pigneau de Béhaine.
● Xuất bản cuốn từ điển Việt-Latinh:Dictionarium Anamitico-Latinum.
● Cho rằng tiếng Việt là phiên bản thoái hóa của tiếng Hán và cùng ngữ hệ với tiếng Hán.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ lưỡng, từ Hán-Việt trong tiếng Việt chỉ là các từ mượn.
● Từ vựng Hán-Việt có hàm nghĩa văn hóa, không thuộc kho từ vựng cốt lõi tiếng Việt.
● Tiếng Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nhưng vẫn giữ nét riêng biệt, chỉ vay mượn khi cần thiết.
● Vẫn có từ Hán-Việt cốt lõi, nhưng không nhiều và thiếu tính hệ thống với tiếng Hán.
● Ví dụ: từ đầu có nguồn gốc từ chữ 头 trong tiếng Hán, nhưng không có từ tiếng Hán tương đương với mắt, mũi, hay tóc.
Theo Hậu Hán Thư (后汉书) – sách lịch sử nổi tiếng ở thế kỷ 5 của nhà sử học Trung Quốc, Phạm Diệp (范晔) ghi chép rằng:
● Vào thế kỷ 1, người Giao Chỉ (một phần lãnh thổ Việt Nam bấy giờ) và người Đồng bằng miền Trung (địa phận Trung Quốc khi ấy) sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
● Họ cần người thông dịch để trao đổi thông tin với nhau.
● Chứng minh rằng tiếng Việt và tiếng Hán không có chung một nguồn gốc.
Như vậy, từ quan điểm ngôn ngữ học so sánh lịch sử, việc gộp tiếng Việt với tiếng Hán cùng một ngữ hệ là một lập luận yếu.
Vậy nguồn gốc thực sự của tiếng Việt là từ đâu?
1. Tranh cãi xoay quanh cội nguồn và sự phát triển của tiếng Việt
Hầu hết các học giả ngôn ngữ học lỗi lạc như:
● A.G. Haudricourt (1953)
● S.E. Yakhontov (1973)
● M. Ferlus (2001)
đều nhất trí tiếng Việt thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Cụ thể:
● Tiếng Việt là thành phần chính của tiểu chi Việt-Chứt, nhánh Môn-Khmer.
● Ngôn ngữ phát triển khác đi khi người dân di cư từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng phía Nam và định cư tại vùng đồng bằng sông Hồng.
● Việc ghi chép bị hạn chế do thiếu hệ thống chữ viết tiêu chuẩn, gây tranh cãi về cội nguồn và lịch sử phát triển của tiếng Việt.
● Sự đô hộ suốt 1000 năm Bắc thuộc (111 TCN – 939 SCN) gây khó khăn cho các nhà ngôn ngữ học khi tìm hiểu cội nguồn, lịch sử riêng biệt của tiếng Việt.
2. Âm mưu bị đồng hóa về văn hóa và nỗ lực gìn giữ bản sắc dân tộc
● Dưới thời kỳ Bắc thuộc, hệ thống ngôn ngữ và chữ Hán trở thành ngôn ngữ chính thức ở triều đình và trong thi cử.
● Nhân dân ta vẫn duy trì và phát triển tiếng Việt là tiếng nói dân tộc.
● Chưa bao giờ trong lịch sử người Việt đánh mất tiếng mẹ đẻ.
● Tiếng Hán cổ đại và tiếng Việt cùng tồn tại ở Việt Nam (Nguyễn Tài Cẩn, 1998).
● Người Việt đã phát triển hệ thống chữ viết đầu tiên gọi là chữ Nôm.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi đến kết luận: chữ Nôm đã trở thành một hệ thống chữ viết đầy đủ chức năng vào khoảng thế kỷ thứ 10. Mặc dù phần lớn từ vựng có thể đã được hình thành từ rất lâu trước đó.
Hai giai đoạn phát triển chính của Chữ Nôm
1. Giai đoạn đầu
● Phỏng theo chữ Hán cổ điển để đánh vần tên, đất đai, động thực vật, đồ vật.
● Có thể bắt đầu từ thế kỷ 1 SCN, phần lớn từ vựng hình thành ở thế kỷ 6.
● Chữ Nôm được sử dụng chủ yếu để dịch kinh Phật từ tiếng Hán.
2. Giai đoạn thứ hai
● Tiếng Hán cổ đại được sử dụng để tạo thành các từ vựng mới.
● Cho thấy nỗ lực sử dụng chữ viết nước ngoài để phát triển tiếng Việt thay vì dùng hoàn toàn hệ thống chữ Hán.
● Một số phương pháp biến đổi như sau:
◦ Mượn chữ Hán, đánh dấu phụ để biểu thị đặc điểm âm vị.
◦ Mượn chữ Hán với âm thanh tương tự nhưng khác nghĩa.
◦ Kết hợp hai ký tự tiếng Hán: một ký tự biểu thị ý nghĩa, một ký tự biểu thị âm thanh.
◦ Chữ Hán gốc được đơn giản hóa: lược bỏ một vài nét để tạo thành chữ Nôm mới.
3. Đề xuất chuẩn hóa
● Chữ Nôm dần phổ biến trong văn học, y học và Nho giáo.
● Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ giai đoạn từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19.
● Danh sĩ, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ đề xuất chuẩn hóa chữ Nôm năm 1867 dưới triều đại Nguyễn.
● Với mối quan ngại: Một từ có nhiều dạng chữ Nôm khác nhau gây khó đọc, thiếu nhất quán khi sao chép.
● Ví dụ: Từ chữ (mang nghĩa “ký tự” hoặc “văn bản”) có thể viết thành 字, 𡦂, hoặc 𡨸.
● Kết quả: Đề xuất không được chấp thuận, chữ Nôm không được chuẩn hóa.
Sự hình thành hệ thống mẫu tự Latinh trong nguồn gốc tiếng Việt
1. Nguyên nhân hình thành
Khi đến Việt Nam vào thế kỷ 16-17, các nhà truyền giáo Công giáo cần chuyển ngữ tài liệu tôn giáo sang tiếng địa phương để thuận tiện cho công cuộc truyền giáo.
Mặc dù Chữ Nôm đã là công cụ đắc lực, nhưng đây vẫn chưa hẳn là lựa chọn tối ưu. Vì:
● Để hiểu chữ Nôm bắt buộc phải am hiểu chữ Hán.
● Tuy nhiên, việc học chữ chỉ dành cho giới thượng lưuvà giới cầm quyền.
● Chi phí giáo dục đắt đỏ với dân thường.
Để mở rộng việc truyền bá, các linh mục biết họ cần 1 hệ thống chữ viết tiêu chuẩn, dễ học.
2. Quá trình hình thành
Các nhà truyền giáo Công giáo đã La Mã hóa hệ thống chữ viết tiếng Việt.
● Gaspar do Amaral đã dựa vào đó biên soạn bộ từ điển Bắc Kỳ-Bồ Đào Nha.
● António Barbosa nghiên cứu một từ điển tương đương với Bồ Đào Nha-Bắc Kỳ.
● Thật không may, cả ba đều qua đời trước khi hoàn thành công trình của mình.
● Alexandre de Rhodes đã kế thừa tinh hoa công trình của các thế hệ trước, hệ thống hóa công trình thành từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum:
◦ Từ điển 3 ngôn ngữ Việt-Bồ Đào Nha-Latinh đầu tiên (xuất bản năm 1651 tại Rome).
◦ Trong phần mở đầu của quyển từ điển, de Rhodes ghi công cả ba bậc tiền bối.
Mặc cho những lợi ích mà hệ thống chữ viết Latinh mang lại, người Việt vẫn khá e dè do hệ thống chữ viết này gắn liền với yếu tố thuộc địa và mục đích tôn giáo.
Vì vậy, chữ Quốc ngữchưa được sử dụng rộng rãi trong khoảng một thế kỷ sau đó.
3.Hành trình Chữ Quốc ngữ chính thức trở thành văn tự quốc gia
Từ kháng cự mạnh mẽ
Ngày 1/1/1882, Pháp ban hành nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ trong văn kiện chính thức. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ nhân dân vì tư tưởng bảng chữ cái La Mã là tài sản của quân thù.
● Người dân e ngại chữ viết mới làm mất bản sắc văn hóa.
● Giới quyền quý phản đối, để người hầu học thay con mình tại trường chuyên dạy chữ Quốc ngữ.
● Trí thức tranh luận, điển hình là cuộc bút chiến giữa nhà thơ Phan Văn Trị (người chống đối thi hành phổ cập chữ Quốc ngữ) và học giả Tôn Thọ Tường (người Công giáo ủng hộ chế độ Pháp thuộc).
Đến văn tự quốc gia
● Năm 1879, dưới sức ép của chính phủ, chữ Quốc ngữ trở thành hệ thống chữ cái tiêu chuẩn trong giáo dục.
● Chữ Quốc ngữ chính thức trở thành văn tự quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục đại chúng.
● Quyền được tiếp cận giáo dục không còn bị giới hạn bởi người có chức có quyền.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Nhận thấy chữ Quốc ngữ có sức mạnh khơi gợi năng lực nhân dân và phát triển đất nước, năm 1907, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được phát động.
● Nhằm khởi xướng giáo dục phổ cập với chữ Quốc ngữ.
● Do nhóm sĩ phu gồm Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn phát động.
● Họ xây dựng một trường công lập miễn phí cùng tên (Nguyễn Thìn Xuân, 2007).
Vai trò và ảnh hưởng của trường Đông Kinh Nghĩa Thụcnói riêng và phong trào nói chung
● Chú trọng tính thực tiễn trong giảng dạy chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp và Hán văn.
● Các môn học bao gồm: Lịch sử, Địa lý Việt Nam, Toán, Mỹ thuật và Khoa học.
● Bài học Lịch sử và Địa lý thúc đẩy quan điểm hiện đại về tự tôn dân tộc, chống lại chế độ thuộc địa, đặt Việt Nam làm ưu tiên hàng đầu.
● Câu chuyện về chính trị gia, nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng được đón nhận nồng nhiệt trong giờ học.
● Thúc đẩy tinh thần yêu nước, đoàn kết, đức tính khoan dung.
● Bài trừ phong tục lỗi thời (đàn ông phải để tóc dài và búi cao, nhuộm răng đen).
Khiếp sợ trước sức ảnh hưởng to lớn trên, chế độ thực dân đã nhanh chóng đóng cửa trường học sau một năm. Tuy vậy, phong trào để lại ảnh hưởng sâu rộng.
● Là động lực của các nhà hoạt động Việt Nam và nguồn cảm hứng khơi dậy các phong trào dân quyền khác.
● Nhiều lớp học bổ túc dạy chữ Quốc ngữ và Toán được triển khai đến tầng lớp lao động.
● Không cứng nhắc theo sách giáo khoa, giáo viên sáng tạo ra câu có vần điệu đơn giản, dễ nhớ: O tròn như trứng gà. Ô thì đội nón, Ơ thì thêm râu.
● Thế hệ người Việt lão thành hôm nay vẫn khắc ghi những câu thơ dạy đánh vần này.
Đối với người Việt Nam thời đó, học chữ Quốc ngữ không đơn thuần là học thuộc mặt chữ.
● Việc học còn rèn luyện đức tính tốt cho trẻ nhỏ và người lớn
● Thấu hiểu tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước.
● Cổ vũ và thôi thúc toàn dân đứng dậy tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
● Trong suốt cuộc chiến tranh lâu dài với Pháp, truyền bá chữ Quốc ngữ được ưu tiên hàng đầu, là con đường dẫn đến tiến bộ và tự do. Lịch sử đã minh chứng cho điều đó.
Từ một ngôn ngữ ngoại lai trở thành hệ thống chữ viết chính thức của một quốc gia.
● Chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi suốt hơn 140 năm qua.
● Trải qua một lịch sử đầy thăng trầm với nhiều biến động.
● Được chính người dân Việt Nam đón nhận.
● Nhờ đó đáp ứng khát khao sở hữu một hệ thống chữ viết mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, tách biệt hoàn toàn khỏi những tàn dư từ hệ thống chữ viết của Trung Quốc.
Khi khách hàng tiếp cận thị trường mới, chúng tôi chuyên hỗ trợ dịch tài liệu kinh doanh, email, đơn xin việc, CV, tài liệu pháp lý và toàn bộ nền tảng ngân hàng/giao dịch và app.
Chúng tôi có đội ngũ biên dịch chuyên về kiến trúc, xây dựng, bất động sản và kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn sẵn sàng dịch thuật tài liệu chuyên ngành liên quan.
Nếu quý vị dự định tiếp cận thị trường quốc tế, đến với Thao & Co. để có ngay bản dịch tài liệu kinh doanh, thông báo công ty và biên bản cuộc họp, sẵn sàng hợp tác quốc tế.
Chúng tôi mang đến bản dịch tổng hợp nội dung truyền thông nội bộ hoặc tài liệu hướng tới khách hàng, phục vụ các khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch và hơn thế nữa.
Dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa chuyên nghiệp nội dung ngành giáo dục dành cho bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ, website, app và các loại tài liệu khác.