Ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là gì? Chữ quốc ngữ là gì?

Table of Contents

Việt Nam có 54 dân tộc với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vậy ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là gì? Cùng Thao & Co. tìm hiểu về quốc ngữ và những ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu ngôn ngữ?

Theo Ethnologue, hiện Việt Nam có tổng 110 ngôn ngữ riêng lẻ đang được sử dụng nội địa. Bao gồm:

  1. • 93 ngôn ngữ bản địa
  2. • 17 ngôn ngữ không phải bản địa

Ngoài ra, Việt Nam có:

  1. Duy nhất 1 quốc ngữ
  2. • 1 ngôn ngữ đã tuyệt chủng là tiếng Tây Bồi.
  3. • 51 ngôn ngữ bản địa ở mức an toàn
  4. • 41 ngôn ngữ bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng

Ngôn ngữ chính thức của Việt Nam hiện nay là gì?

Ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt. Kể từ ngày 1/1/1882, thực dân Pháp ban hành nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ hay còn gọi chữ An Nam. Tiếng Việt đã trải qua biết bao thăng trầm để trở thành ngôn ngữ chính thức.

Lịch sử hình thành của tiếng Việt

Nguồn gốc của tiếng Việt đến tận hôm nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số quan điểm về nguồn gốc tiếng Việt có thể kể đến như sau:

  1. • Tiếng Việt liên quan đến tiếng Trung vì sự tương đồng về từ vựng, cách phát âm.
  2. • Tiếng Việt thuộc nhóm Việt – Mường, ngữ tộc Môn-Khmer của hệ Nam Á.

Vào thế kỷ thứ 10, người Việt đã dựa vào chữ Hán để hình thành chữ Nôm. Đây là công cụ để giữ gìn ngôn ngữ riêng của người Việt, chống lại sự đồng hóa của Trung Quốc.

Thế kỷ 16-17, các nhà truyền đạo Thiên Chúa đã đến nước ta và dùng tiếng La-tinh viết tiếng Việt để dễ dàng truyền đạo. Nhà ngôn ngữ và truyền giáo Alexandre de Rhodes là người hoàn thiện quá trình phiên âm tiếng Việt bằng chữ La-tinh.

Qua thời gian, tiếng Việt với bảng chữ cái La-tinh ngày càng được hệ thống hóa và quy chuẩn hóa. Tiếng Việt ngày nay không chỉ được dùng ở Việt Nam mà còn ở cả nhiều địa phương, quốc gia trên thế giới.

Vietnamese Alphabet
Bảng chữ cái tiếng Việt

Đặc trưng của tiếng Việt

Tiếng Việt được nhận dạng bởi các đặc trưng sau:

  1. Đa dạng hư từ: Chẳng hạn như đang, đã, sẽ, mới, sao, vừa,… Không mang nghĩa cụ thể mà giữ vai trò làm rõ nghĩa của câu.
  2. Nhiều từ mượn: Tiếng Việt có sự giao thoa văn hóa của nhiều nền văn hóa như Anh, Pháp, Trung Quốc,…. nên hệ thống từ mượn vô cùng phong phú.
  3. Đa dạng về phương ngữ: Việt Nam có lên đến 54 dân tộc và 63 tỉnh thành. Mỗi dân tộc, địa phương sẽ có phương ngữ khác nhau nên càng làm tăng sự phong phú.
  4. Ngữ pháp: Ngữ pháp Việt Nam có sự linh hoạt, không gò bó. Việc thay đổi cấu trúc câu có thể làm nghĩa của câu hoàn toàn thay đổi.

Những đặc trưng trên giúp tiếng Việt trở thành ngôn ngữ đặc sắc, có sức biểu cảm cao. Thế nhưng đó cũng là thách thức cho quá trình dịch thuật tiếng Việt.

Người dịch phải có sự am hiểu tiếng Việtvăn hóa Việt Nam sâu sắc. Nếu không thì bản dịch sẽ không chính xác và vô cùng thiếu tự nhiên.

Các ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam ngoài tiếng Việt

Các ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam

  1. 1. Tiếng Anh: Theo Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có hơn 10 triệu người đang học tiếng Anh ở trường học hay trung tâm ngoại ngữ. Tiếng Anh cũng được ứng dụng phổ biến trong môi trường công sở ở Việt Nam.
  1. 2. Tiếng Trung: do vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và sự giao thoa văn hóa Trung-Việt. Các group tự học tiếng Trung trên Facebook đều có số lượng thành viên rất khủng từ 700.000 thành viên.
  1. 3. Tiếng Hàn: Làn sóng Hallyu khiến văn hóa Hàn du nhập vào nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo ông Lê Quân, giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thì Việt Nam có quy mô đào tạo ngôn ngữ Hàn lớn nhất Đông Nam Á.
  1. 4. Tiếng Nhật: do nhu cầu tìm việc, du học, xuất khẩu lao động ngày càng gia tăng. Năm 2018, Việt Nam đã có 174.000 người học tiếng Nhật và con số không ngừng gia tăng đến nay.
What language is spoken in Vietnam?
Tiếng Anh được phổ cập mạnh mẽ trong giáo dục Việt Nam

Ngôn ngữ các dân tộc phổ biến

  1. 1. Tiếng Tày được người dân tộc Tày sử dụng song song với chữ quốc ngữ. Hiện có hơn 1,8 triệu người dùng, chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn.
  1. 2. Tiếng Thái: do Việt Nam có hơn 1,8 triệu người Thái ở các tỉnh phía Tây Bắc vào năm 2019.
  1. 3. Tiếng H’Mông có hơn 1 triệu người đang sử dụng, nhiều nhất là ở khu vực phía Bắc.
  1. 4. Tiếng Khmer hiện vẫn còn 2 triệu người sử dụng với 3 phương ngữ riêng: Khmer Trà Vinh, Khmer Sóc Trăng và phương ngữ các khu vực khác.

Tiếng Anh có là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam không?

Hiện tại, Việt Nam chỉ có ngôn ngữ chính thức duy nhất là tiếng Việt.

Tiếng Anh được khuyến khích sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Dù vậy, ngôn ngữ này không được công nhận là ngôn ngữ thứ 2.

Mục tiêu chính để người Việt học tiếng Anh là tăng cơ hội việc làm, phát triển bản thân. Cho đến hiện tại, tiếng Anh vẫn chưa thể thay thế hay sử dụng song song đời sống.

Quan trọng nhất, tiếng Anh không phổ biến ở mọi vùng miền Việt Nam. Các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn xa lạ với ngôn ngữ này.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về ngôn ngữ chính thức của Việt Nam do Thao & Co. tổng hợp.

Để trở thành chữ quốc ngữ như hiện nay, tiếng Việt đã trải qua thời gian dài bồi đắp bởi thăng trầm lịch sử và văn hóa. Mỗi người Việt đều có trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

Khám phá thêm nhiều bài viết bổ ích tại mục Translation Times của chúng tôi!

Nguồn: Thao & Company
Dịch vụ Dịch thuật và Bản địa hóa Chuyên nghiệp tại Việt Nam
Giải pháp Ngôn ngữ Chất lượng Đáp ứng Mọi Tiêu chuẩn
Liên hệ
Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ quý vị!
Chuyên ngành
Healthcare
Chúng tôi cung cấp bản dịch chính xác các loại tài liệu như hướng dẫn lâm sàng, bệnh án, bài báo nghiên cứu, nhãn sản phẩm, và phiếu khảo sát.
Advertising + Marketing
Mang thông điệp ra thế giới vượt mọi rào cản ngôn ngữ với dịch vụ dịch thuật tài liệu truyền tải thông tin, hướng dẫn và nội dung quảng cáo đơn giản.
Banking + Finance
Khi khách hàng tiếp cận thị trường mới, chúng tôi chuyên hỗ trợ dịch tài liệu kinh doanh, email, đơn xin việc, CV, tài liệu pháp lý và toàn bộ nền tảng ngân hàng/giao dịch và app.
Legal
Sở hữu bản dịch nhanh chóng, chính xác cho tài liệu pháp lý, hợp đồng, ghi chú, email và các loại văn kiện khác.
Real Estate + Construction
Chúng tôi có đội ngũ biên dịch chuyên về kiến trúc, xây dựng, bất động sản và kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn sẵn sàng dịch thuật tài liệu chuyên ngành liên quan.
Retail + E-commerce
Nếu quý vị dự định tiếp cận thị trường quốc tế, đến với Thao & Co. để có ngay bản dịch tài liệu kinh doanh, thông báo công ty và biên bản cuộc họp, sẵn sàng hợp tác quốc tế.
Travel + Tourism
Chúng tôi mang đến bản dịch tổng hợp nội dung truyền thông nội bộ hoặc tài liệu hướng tới khách hàng, phục vụ các khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch và hơn thế nữa.
Entertainment
Với nhiều năm kinh nghiệm dịch phim, kịch và quảng cáo, chúng tôi luôn cân nhắc kỹ khi lựa chọn từ ngữ và ý nghĩa phù hợp nhất với mỗi dự án.
Automotive + Aerospace
Tìm đến chuyên gia ngôn ngữ vững chuyên môn để dịch thuật và Việt hóa hướng dẫn sử dụng, bản vẽ CAD, cẩm nang sửa chữa và hợp đồng kinh doanh.
Manufacturing
Sở hữu bản dịch thuật ngữ chuyên ngành cho tài liệu hướng dẫn, an toàn lao động, quản lý chất lượng và tuân thủ quy định.
Game
Chúng tôi dịch và Việt hoá luật chơi, hướng dẫn, cốt truyện, hội thoại và các chi tiết về đồ hoạ và kỹ thuật, chắp cánh đưa game sang thị trường mới.
Education
Dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa chuyên nghiệp nội dung ngành giáo dục dành cho bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ, website, app và các loại tài liệu khác.
Technology
Dịch vụ bản địa hóa chuyên nghiệp đưa tài liệu kỹ thuật, website, app, software và các sản phẩm kỹ thuật số vươn tầm quốc tế.
Quý vị đã sẵn sàng cho bước tiếp theo? Hãy cho chúng tôi biết về dự án của quý vị.

Nhận báo giá