Visa Việt Nam cho phép người ngoại quốc nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia.
Cùng Thao & Co. nhận biết:
- ● Các loại Visa thông dụng
- ● Cách xác định loại Visa
- ● Lưu ý
Phân biệt các loại Visa ở Việt Nam cho người nước ngoài
Visa Việt Nam phân thành 27 loại. Trong đó, có 6 loại chính phổ biến nhất:
1. Visa du lịch (Ký hiệu DL)
Mục đích: Du lịch.
Gồm 4 loại, tùy vào số lần nhập cảnh, thời gian lưu trú:
- ● Visa 1 tháng 1 lần
- ● Visa 1 tháng nhiều lần
- ● Visa 3 tháng 1 lần
- ● Visa 3 tháng nhiều lần
Khám phá ngay Cách xin Visa du lịch tại Việt Nam!
2. Visa công tác (Ký hiệu DN)
Tên khác: Visa thương mại.
Gồm 2 loại:
- ● Visa DN1: Làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp theo quy định Việt Nam.
- ● Visa DN2: Chào bán dịch vụ, mở văn phòng đại diện, hoạt động ngoại giao.
Gồm 4 loại, dựa vào nhu cầu, mục đích công việc:
- ● Visa 1 tháng 1 lần
- ● Visa 1 tháng nhiều lần
- ● Visa 3 tháng 1 lần
- ● Visa 3 tháng nhiều lần
3. Visa du học (Ký hiệu DH)
- ● Mục đích: Học tập, thực tập.
- ● Thời hạn: 12 tháng.
- ● Có thể xin gia hạn.
4. Visa lao động (Ký hiệu LĐ)
Mục đích: Làm việc.
Thời hạn: 2 năm
Gồm 2 loại:
- ● Visa LĐ1: Diện được miễn giấy phép lao động theo quy định, trừ trường hợp theo điều ước quốc tế Việt Nam tham gia.
- ● Visa LĐ2: Diện phải có giấy phép lao động.
Tìm hiểu về visa dành cho lao động nước ngoài qua Tất tần tật Visa làm việc tại Việt Nam.
5. Visa thăm thân (Ký hiệu TT)
Mục đích: Thăm người thân.
Cụ thể, người ngoại quốc là:
- ● Chồng, vợ hoặc con cái dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp Visa: LV1, LV2, NN1, NN2, DH, PV1, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, LĐ1, LĐ2.
- ● Chồng, vợ, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam.
Thời hạn:
- ● 1 tháng
- ● 3 tháng
- ● 6 tháng
- ● 12 tháng
Gồm 2 loại: Visa có giá trị 1 lần và nhiều lần.
6. Visa điện tử (Ký hiệu EV)
- ● Cấp trực tuyến cho công dân từ toàn cầu.
- ● Không phân biệt mục đích nhập cảnh.
- ● Thời hạn: 90 ngày với một hay nhiều lần nhập cảnh.
Cách nhận biết loại Visa nhập cảnh vào Việt Nam phù hợp
Quý vị có thể xem xét:
- ● Mục đích chuyến đi
- ● Thời gian chuyến đi
- ● Số lần nhập cảnh
Sau đó, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu yêu cầu.
Lưu ý:
- ● Thực hiện sớm để có chuyến đi thuận lợi.
- ● Kiểm tra danh sách các nước được miễn Visa Việt Nam.
Lưu ý khi đăng ký các loại Visa vào Việt Nam
Cần công chứng bản dịch giấy tờ không phải tiếng Việt, gồm:
- ● Giấy tờ cá nhân: giấy khai sinh, thẻ ID, giấy kết hôn,…
- ● Giấy tờ chứng minh tài chính, công việc: hợp đồng lao động, thư phái cử, biên bản bổ nhiệm, bằng cấp,…
- ● Lịch trình chuyến đi
- ● Vé máy bay, hóa đơn đặt phòng khách sạn
Việc dịch thuật đầy đủ, chính xác giúp tăng tỷ lệ đậu Visa.
Quý vị có thể liên hệ đến Thao & Co. Chúng tôi mang đến sự hài lòng cho khách hàng nhờ những ưu điểm của Dịch vụ Dịch thuật Công chứng:
- ● Đội ngũ dịch giả là chuyên gia ngôn ngữ, sở hữu chứng chỉ quốc tế, giàu kinh nghiệm.
- ● Dịch thuật hồ sơ xin Visa 50+ ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức…
- ● Bản dịch chính xác, trình bày chuẩn chỉnh theo đúng format bản gốc.
- ● Thời gian dịch tuân thủ thỏa thuận, nhận bản dịch chỉ sau 24h với giấy tờ tiêu chuẩn.
- ● Miễn phí giấy chứng thực bản dịch của Thao & Co.
- ● Tiến độ dự án, file tài liệu, hóa đơn cập nhật thuận tiện nhờ nền tảng độc quyền.
Quý vị cần dịch thuật giấy tờ xin Visa Việt Nam? Hãy đặt niềm tin vào Thao & Co. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng cho quý vị.
Quý vị vui lòng gửi thông tin tại trang Nhận báo giá để được tư vấn nhanh chóng nhất!