Visa thương mại Việt Nam là gì? Điều kiện và Thủ tục
Table of Contents
Nhu cầu về Visa thương mại Việt Nam cho người nước ngoài ngày càng tăng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế.
Trong bài viết dưới đây, Thao & Co. sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ xin cấp loại thị thực này.
Visa thương mại/công tác Việt Nam là gì?
Visa thương mại Việt Nam là loại thị thực cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm mục đích:
● Mở rộng kinh doanh, đầu tư
● Hợp tác thương mại
● Tham dự hội nghị, triển lãm
● Giảng dạy, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
● Các hoạt động khác về kinh tế, văn hóa, khoa học
Dạng thị thực này được ký hiệu là:
● Visa DN1: Dành cho người ngoại quốc đến làm việc với tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
● Visa DN2: Dành cho người ngoại quốc đến Việt Nam chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại hoặc các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Với Visa thương mại, người nước ngoài bên cạnh mục đích công tác vẫn được phép du lịch Việt Nam trong suốt thời gian hiệu lực của thị thực.
Thời hạn visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thời hạn của Visa thương mại là 1 tháng, 3 tháng và cao nhất là 1 năm với số lần nhập cảnh một hoặc nhiều lần. Nếu cần ở lại lâu hơn quý vị có thể tìm hiểu Visa làm việc tại Việt Nam với thời hạn lên đến 2 năm.
Ai được miễn visa thương mại Việt Nam?
Tại Việt Nam, chính sách miễn Visa thương mại hiện đang được áp dụng cho công dân của 13 quốc gia với thời hạn lưu trú không quá 15 ngày.
Các nước được áp dụng gồm: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bê – La – Rút, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, công dân khối ASEAN và người sở hữu thẻ doanh nhân APEC cũng thuộc diện miễn thị thực thương mại Việt Nam, cụ thể:
Brunei, Myanmar
Tối đa 14 ngày
Belarus, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh (không bao gồm BNO)
Tối đa 15 ngày
Phillipines
Tối đa 21 ngày
Thái Lan, Campuchia, Singapore, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia
Tối đa 30 ngày
Chile, Panama, người sở hữu thẻ APEC
Tối đa 90 ngày
Điều kiện: Hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng.
Điều kiện xin visa thương mại Việt Nam
Để xin visa thương mại/công tác Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
● Người nước ngoài đang ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
● Không bị cấm nhập cảnh Việt Nam.
● Được bảo lãnh bởi công ty đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Để xin Visa thương mại Việt Nam, quý vị có thể gửi hồ sơ trực tiếp đến Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc xin Visa trực tuyến.
Xin Visa tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh
Bước 1: Công ty bảo lãnh tại Việt Nam hoàn thành hồ sơ gồm:
● Đơn đề nghị cấp công văn nhập cảnh NA2
● Giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao công chứng)
● CMND/CCCD của người đại diện tổ chức bảo lãnh (bản sao công chứng)
● Thư mời ghi rõ mục đích và người được bảo lãnh
● Lịch trình/kế hoạch làm việc
● Hộ chiếu của người được bảo lãnh (bản sao)
● Các giấy tờ khác theo yêu cầu
Bước 2: Nộp lên Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam để xin công văn bảo lãnh nhập cảnh và nhận giấy biên nhận.
Bước 3: Đem theo phiếu biên nhận để nhận kết quả xét duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh sau khoảng 5 – 7 ngày làm việc.
Bước 4: Người nước ngoài đem công văn và hồ sơ kể trên đến cơ quan lãnh sự Việt Nam gần nhất để nộp phí và dán tem vào hộ chiếu.
Xin Visa thương mại online
Bước 1: Cơ quan bảo lãnh lao động nước ngoài đăng ký tài khoản điện tử trên cổng thông tin của Cục quản lý xuất nhập cảnh đồng thời đăng ký bút ký điện tử.
Bước 2: Sử dụng tài khoản điện tử đã được cấp để truy cập vào cổng thông tin của Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3: Nhập tờ khai mẫu NA2 và nhận mã hồ sơ điện tử, thanh toán phí cấp công văn.
Bước 4: Sử dụng tài khoản điện tử để kiểm tra tình trạng xét duyệt hồ sơ.
Bước 5: Nhận kết quả công văn trực tuyến thông qua tài khoản điện tử.
Bước 6: Người nước ngoài đem công văn và hồ sơ nộp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam.
Lệ phí xin visa thương mại là bao nhiêu?
Lệ phí xin thị thực thương mại Việt Nam sẽ gồm hai khoản phí:
Mọi giấy tờ trong hồ sơ xin Visa thương mại cần được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng.
Vì có liên quan đến pháp luật nên việc chuyển ngữ được yêu cầu khắt khe về độ chính xác. Chính vì vậy, quý vị hãy liên hệ đến công ty dịch thuật Thao & Co. để nhận được bản dịch chuẩn chỉnh nhất.
Thao & Co. nhận dịch mọi giấy tờ trong hồ sơ xin visa thương mại Việt Nam từ hơn 50+ ngôn ngữ chuẩn xác và nhanh chóng.
🔸Dịch giả tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ và có chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ đảm nhiệm.
🔸Quy trình làm việc khoa học giúp tối ưu hóa thời gian dịch thuật cũng như mang đến chi phí dịch vụ cạnh tranh.
🔸Bảo mật nghiêm ngặt thông tin về giấy tờ, khách hàng bằng thỏa thuận NDA.
🔸Mỗi dự án sử dụng dashboard làm việc riêng hỗ trợ việc giao nhận tài liệu, cập nhật tiến độ dự án nhanh chóng.
Để nhận tư vấn chi tiết về dịch vụ dịch thuật Visa thương mại Việt Nam, mời quý vị liên hệ đến chúng tôi thông qua form Nhận Báo Giá. Chuyên viên của Thao & Co. sẽ liên hệ hỗ trợ nhanh chóng.
Khi khách hàng tiếp cận thị trường mới, chúng tôi chuyên hỗ trợ dịch tài liệu kinh doanh, email, đơn xin việc, CV, tài liệu pháp lý và toàn bộ nền tảng ngân hàng/giao dịch và app.
Chúng tôi có đội ngũ biên dịch chuyên về kiến trúc, xây dựng, bất động sản và kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn sẵn sàng dịch thuật tài liệu chuyên ngành liên quan.
Nếu quý vị dự định tiếp cận thị trường quốc tế, đến với Thao & Co. để có ngay bản dịch tài liệu kinh doanh, thông báo công ty và biên bản cuộc họp, sẵn sàng hợp tác quốc tế.
Chúng tôi mang đến bản dịch tổng hợp nội dung truyền thông nội bộ hoặc tài liệu hướng tới khách hàng, phục vụ các khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch và hơn thế nữa.
Dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa chuyên nghiệp nội dung ngành giáo dục dành cho bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ, website, app và các loại tài liệu khác.