Học tiếng Trung có khó không? là thắc mắc của nhiều người yêu thích ngôn ngữ. Với nền kinh tế hàng đầu thế giới, việc học tiếng Trung mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Vậy học ngôn ngữ này có những khó khăn nào? Cùng công ty dịch thuật Thao & Co. tìm hiểu ngay!
Học tiếng Trung dễ hay khó còn tùy thuộc vào xuất phát điểm của người học. Chẳng hạn với người Việt, tiếng Việt có nhiều có điểm tương đồng nên việc học có thể dễ dàng hơn.
Nhưng với người đến từ vùng địa lý xa xôi, cách biệt về ngôn ngữ lẫn văn hóa, đây sẽ là thử thách khó nhằn. Ví dụ như người nói tiếng Anh có thể thấy khó khăn khi học tiếng Trung.
Sự quyết tâm và niềm đam mê với tiếng Trung cũng ảnh hưởng đến quá trình học. Nếu yêu thích nền văn hóa Trung Hoa, con đường học tiếng Trung sẽ thú vị và hào hứng hơn rất nhiều.
Tiếng Trung tiềm ẩn sự đa dạng và phức tạp về mặt ngôn ngữ.
Đến nay, tiếng Trung là chữ tượng hình duy nhất còn được sử dụng. Điều này chính là niềm tự hào của người Trung. Chữ Hán giúp họ lưu giữ và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
Tiếng Trung có 6000 ký tự được sử dụng trong văn học hay tài liệu kỹ thuật. Trong đó khoảng 3000 ký tự được sử dụng thường xuyên.
Các ký tự này kết hợp với nhau có thể tạo ra một nét nghĩa mới. Với sự đồ sộ này, để nắm bắt và hiểu tường tận tiếng Trung là một điều khó khăn.
Bên cạnh đó, tiếng Trung có hai cách viết chữ dễ khiến người học gặp khó khăn. Tùy vào tính chất của văn bản, người Trung sẽ sử dụng cách viết phù hợp.
Với những đặc điểm trên, người học tiếng Trung cần phải có sự nhạy bén. Nhất là cách sử dụng ký tự, cách viết phù hợp với các bối cảnh văn hóa khác nhau.
Ngữ pháp tiếng Trung có nhiều điểm độc đáo so với các ngôn ngữ khác. Ít người biết ngữ pháp tiếng Trung có phần đơn giản hơn tiếng Anh.
Lý do là vì:
Thế nhưng điều này vô hình lại tạo khó khăn cho quá trình học tiếng Trung. Vì ngữ pháp đơn giản nên ý nghĩa sẽ được truyền tải thông qua ngữ cảnh nhiều hơn.
Ví dụ: Trợ từ 了 biểu thị một hành động đã hoàn thành nhưng có các đặc điểm:
Trên thực tế, để biểu thị sự kiện trong quá khứ, người Trung thường dùng từ 有 (có). Hoặc sử dụng thêm từ chỉ thời gian như 昨天 (hôm qua), 明天 (ngày mai), v.v.
Do đó, để học tiếng Trung, tìm hiểu ngữ cảnh và văn hóa giao tiếp đóng vai trò quan trọng.
Trung Quốc là đất nước có văn hóa giao tiếp bối cảnh cao (High Context Culture). Vì thế tiếng Trung sở hữu một kho tàng thành ngữ gọi là Chengyu.
Đa số chengyu thường bao gồm 4 ký tự. Ý nghĩa thường xuất phát từ các tác phẩm văn học, sự kiện lịch sử, truyền thuyết. Cách diễn đạt ngắn gọn và súc tích.
Một số ít thành ngữ tiếng Trung sẽ có thành ngữ tương đương trong ngôn ngữ khác.
Ví dụ:
Tuy nhiên, tiếng Trung có đến hơn 5000 thành ngữ. Sẽ có rất nhiều Chengyu không có thành ngữ tương đương trong ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ không bao giờ đứng yên và luôn phát triển. Vì thế mà ở mỗi vùng miền sẽ có phương ngữ riêng biệt.
Tại Trung Quốc, phương ngữ được chia thành 7 nhóm bao gồm:
Phương ngữ thường liên quan đến văn hóa vùng miền. Thế nên đây cũng sẽ là thách thức lớn với người học tiếng Trung.
Học tiếng Trung dễ hay khó phụ thuộc vào xuất phát điểm và sự đam mê của người học. Người Việt có thể sẽ dễ học tiếng Trung hơn người nói tiếng Anh.
Điều quan trọng là quý vị cần có sự kiên trì vì học ngôn ngữ là hành trình dài. Kỹ năng tự học và liên tục tiếp xúc với tiếng Trung sẽ giúp người học nhanh chóng thành thạo ngôn ngữ này hơn.