Làm sao để giúp cho một tựa game trở nên phổ biến trên toàn thế giới? Một trong những cách làm không thể bỏ qua đó chính là dịch thuật và bản địa hóa game (trò chơi điện tử) phù hợp với thị trường mục tiêu. Nếu như quý vị đang tìm hiểu về kỹ thuật dịch game thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Video game là thuật ngữ dùng để mô tả thể loại trò chơi điện tử, tương tác với người dùng qua một giao diện kỹ thuật số. Một số nền tảng game phổ biến hiện nay bao gồm máy tính bàn (PC), máy tính xách tay (laptop), điện thoại (mobile) hoặc các dòng máy chơi game khác như play station, xbox, nintendo, v.v.
Video game có khá nhiều dạng khác nhau, có thể kể đến một vài thể loại thường thấy như: hành động, khám phá/phiêu lưu, chiến lược, thể thao, giải đố, v.v.
Vậy biên dịch game được hiểu như thế nào? Đây chính là quy trình chuyển đổi ngôn ngữ gốc của game sang một ngôn ngữ khác phù hợp với thị trường mà nhà phát hành đang hướng đến.
Có thể nói, để game có thể thành công thâm nhập và phát triển tại một thị trường nhất định, thì việc làm game tương thích về mặt ngôn ngữ đối với người chơi là điều rất quan trọng.
Quá trình biên dịch cần đảm bảo truyền tải chính xác nội dung cũng như tính tự nhiên của ngôn ngữ gốc trong game.
Khi nhắc đến quá trình chuyển đổi ngôn ngữ game, quý vị cần chú ý đến hai khía cạnh bao gồm dịch thuật và bản địa hóa. Vậy, hai kỹ thuật này khác nhau như thế nào?
Dịch thuật game được hiểu đơn giản là việc chuyển đổi ngôn ngữ vốn có của game sang ngôn ngữ mong muốn và không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác.
Trong khi đó, bản địa hóa game là một bước chuyển đổi sâu sắc hơn, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cả nhà phát hành và đơn vị dịch thuật. Quá trình bản địa hóa game có thể bao gồm việc điều chỉnh hàng loạt yếu tố khác nhau nhằm giúp game trở nên phù hợp và gần gũi với các nhóm đối tượng người chơi cụ thể mà vẫn giữ nguyên tinh thần, thông điệp và dụng ý của nhà phát hành. Các yếu tố trong bản địa hóa trò chơi bao gồm:
Âm thanh: sự thành công của một tựa game không chỉ dừng lại ở độ hoành tráng và hùng vĩ về mặt đồ họa mà còn nhờ vào khía cạnh âm thanh. Mỗi tiếng click chuột, mỗi bản nhạc nền, đặc biệt là mỗi giọng nói của từng nhân vật đều tạo nên sự độc nhất và cuốn hút của game. Vì thế, việc thay đổi các âm thanh trong game thông qua việc lồng tiếng hay sử dụng các khúc nhạc thân quen với văn hóa của từng khu vực trên thế giới là điều các nhà phát hành game vẫn thường xuyên quan tâm.
Giao diện: ngoại hình và các hình ảnh trong game chính là những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất người chơi thường nhớ về một tựa game. Biết rõ điều này, các nhà phát hành luôn cố gắng thay đổi giao diện đứa con tinh thần của mình sao cho gần gũi nhất với nhóm người chơi đang được nhắm đến. Điều này bao gồm cả việc dịch game và làm phụ đề cho lời thoại nhân vật.
Để có thể chuyển đổi tốt hai yếu tố trên sao cho phù hợp với từng đất nước, chuyên môn về mặt ngôn ngữ của các công ty dịch thuật là không thể thiếu. Muốn lồng tiếng hoặc viết phụ đề, lời thoại nhân vật sẽ cần được dịch và bản địa hóa. Tương tự, việc thay đổi menu game sang một ngôn ngữ khác đòi hỏi sự can thiệp của các dịch giả chuyên nghiệp. Chính vì những lí do đó mà các công ty dịch thuật từ lâu đã là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp nhà phát hành game đạt được nhiều thành công.
Tại sao cần dịch thuật game? Như vừa đề cập trong phần trước đó, việc chuyển đổi ngôn ngữ game sang ngôn ngữ phù hợp với thị trường mục tiêu là điều hết sức quan trọng. Điều này có tác động lớn đến sự thành công của một tựa game.
Dịch thuật game mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho các studio game hoặc nhà phát hành game như:
Rào cản về ngôn ngữ chính là một trong những điều khiến các game thủ không lựa chọn một tựa game. Nhưng hiện nay, số lượng game thủ đa ngôn ngữ không đáng kể mà nhà phát hành lại tới từ nhiều quốc gia với đa dạng các thứ tiếng. Việc dịch thuật và bản địa hóa game chính là câu trở lời để giải quyết bất cập này.
Được chơi game trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình sẽ đem lại cảm giác hài lòng và giúp người chơi tận hưởng game một cách trọn vẹn. Đáp ứng được nhu cầu này sẽ giúp tựa game trở nên phổ biến hơn trên thị trường quốc tế và ghi điểm trong mắt game thủ.
Việc chuyển ngôn ngữ trong game sang ngôn ngữ của thị trường mục tiêu và bản địa hóa game sẽ đảm bảo tựa game thật sự phù hợp đối với văn hóa của địa phương đó.
Chẳng hạn, khi dịch lời thoại của các nhân vật trong game, nếu chỉ dịch thô hay dịch từng từ thì rất khó có thể lột tả hết ý nghĩa và tinh thần của lời thoại. Do đó, việc dịch lời thoại sao cho phù hợp với ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa địa phương là rất cần thiết. Nhờ đó, lời thoại của các nhân vật trong game sẽ trở nên gần gũi và chạm vào cảm xúc của người chơi.
Tỉ lệ giữ chân người chơi là một trong những chỉ số quan trọng quyết định thành bại của một tựa game. Trải nghiệm của người chơi càng tốt, khả năng họ sẽ gắn bó lâu dài và quay lại game ngày càng tăng. Do đó, một trong những cách để hiện thực hóa mục tiêu gia tăng lòng trung thành hay tỉ lệ giữ chân người chơi là biên dịch game.
Quy trình dịch thuật và bản địa hóa game tại từng đơn vị sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, quy trình tiêu chuẩn bao gồm các bước cơ bản sau:
Giai đoạn 1 – Trích xuất các yếu tố game (game asset) cần dịch và tập hợp thành “Bộ nội dung chuyển ngữ”
Lúc này, các yếu tố game cần dịch sẽ được trích xuất và tập hợp thành “Bộ nội dung chuyển ngữ”. Các chuyên gia tiến hành phân tích bộ nội dung chuyển ngữ này để tạo ra hướng dẫn dẫn dịch thuật và bảng thuật ngữ từ khóa nhằm đảm bảo tính liền mạch và nhất quán trong suốt quá trình biên dịch.
Giai đoạn 2 – Dịch và hiệu đính các yếu tố của game (game asset)
Giai đoạn này được thực hiện bởi các chuyên gia dịch game giàu kinh nghiệm và đam mê mãnh liệt với các tựa game. Điều này giúp tạo ra bản dịch game hoàn hảo, đảm bảo khả năng truyền tải ý nghĩa và thông điệp của nội dung gốc. Đồng thời giúp phiên bản game mới này tạo ra sự lôi cuốn đối với giới game thủ.
Giai đoạn 3 – Điều chỉnh hậu kỳ
Quá trình này được bắt đầu sau khi bản dịch được hoàn thành. Các yếu tố game sau khi được dịch sẽ được tích hợp lại vào tựa game và tiến hành chạy thử nghiệm nhằm đảm bảo các tính năng của game vẫn hoạt động tốt và nội dung bản dịch phù hợp với ngữ cảnh trong tựa game.
Chi phí biên dịch game cao không và được tính dựa trên những yếu tố nào? Nhìn chung, có nhiều yếu tố quyết định mức giá dịch thuật game, chẳng hạn như:
Tại Thao & Co., chúng tôi không chỉ đem đến dịch vụ dịch thuật game chất lượng cao mà còn có nhiều dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, bao gồm:
Khách hàng cần lưu ý gì khi lựa chọn dịch vụ dịch thuật game? Nếu quý vị đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm chọn công ty dịch thuật game uy tín dưới đây:
Tại Thao & Co., chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Toàn bộ quy trình dịch thuật và bản địa hóa game được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các studio và nhà phát hành game tại thị trường trong nước và quốc tế.
Quy trình tiếp nhận dự án chuyển ngữ game tại Thao & Co. bao gồm 7 bước:
Hy vọng rằng, qua bài viết này, quý vị đã có thêm góc nhìn mới mẻ về hoạt động biên dịch game, cũng như kinh nghiệm để lựa chọn đơn vị dịch thuật uy tín và phù hợp với nhu cầu.
Quý vị vui lòng liên hệ với Thao & Co. tại trang Nhận Báo Giá để được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ dịch thuật game ngay hôm nay!