Quý vị đang tìm kiếm các dịch vụ Proofreading và Editing chất lượng? Nhưng gặp khó khăn vì chưa hiểu rõ ràng về hai khái niệm trên? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi “Proofreading và Editing là gì?” và chỉ ra sự khác biệt của hai quy trình này.
Proofreading (hiệu đính) và Editing (biên tập) đều là các quy trình quan trọng trong việc cải thiện chất lượng của văn bản. Dưới đây là một số điểm giống nhau giữa hai quy trình này:
Proofreading và Editing có nhiều điểm giống nhau nhưng mỗi quy trình đều có phương pháp và mục tiêu cụ thể riêng. Sau đây là 3 điểm phân biệt chính của 2 khái niệm.
Proofreading | Editing |
Tìm và sửa chữa các lỗi: ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả | Chỉnh sửa tổng thể nội dung và cải thiện tính logic của văn bản |
Giúp văn bản chính xác về từ ngữ, loại bỏ các sai sót | Tối ưu hóa cách diễn đạt, làm cho văn bản mạch lạc, dễ hiểu |
Đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn ngôn ngữ | Điều chỉnh lựa chọn từ ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng độc giả |
Proofreading | Editing |
Thường là giai đoạn cuối trong quy trình soạn thảo văn bản | Đánh giá tổng thể văn bản, xác định điểm cần cải thiện |
Thực hiện sau Editing và trước khi văn bản phát hành | Quy trình thường diễn ra trước Proofreading |
Proofreader (Người hiệu đính) kiểm tra chi tiết từng từ, câu và đoạn văn bản | Editor (Biên tập viên) chỉnh sửa cấu trúc câu, tái tổ chức nội dung và thay đổi văn phong |
Phát hiện và sửa chữa lỗi ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu | Lựa chọn từ ngữ giúp văn bản trở nên mạch lạc và dễ đọc hơn |
Proofreading | Editing |
Thích hợp cho loại văn bản đã hoàn thành: bản thảo, bài báo, tài liệu xuất bản,… | Áp dụng cho văn bản ở mọi giai đoạn, từ ý tưởng ban đầu đến khi bản thảo hoàn chỉnh |
Nhằm loại bỏ lỗi nhỏ, đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi xuất bản hoặc phát hành | Cải thiện chất lượng xuyên suốt lúc soạn thảo, tạo ra sản phẩm cuối cùng chuyên nghiệp |
Proofreader (Người hiệu đính) kiểm tra từng từ, từng câu và từng đoạn văn bản cẩn thận. Qua đó, phát hiện và sửa chữa các lỗi như chính tả, dấu câu hoặc ngôn từ chưa phù hợp.
Editor (Biên tập viên) chỉnh sửa cấu trúc câu, từ ngữ; tái tổ chức nội dung, thay đổi phong cách; tạo ra văn bản mạch lạc, dễ đọc, hấp dẫn. Ngoài ra còn xem xét tổng thể văn bản, đảm bảo truyền đạt đúng và rõ ý tưởng tác giả.
Proofreader và Editor có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nhiều loại nội dung:
Mặc dù Proofreading và Editing có mục tiêu khác nhau, nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng của văn bản.
Proofreading là bước cuối cùng trong quy trình kiểm tra và đảm bảo sự chính xác của văn bản, trong khi Editing là quá trình tập trung cải thiện cách diễn đạt và hiệu quả truyền đạt của văn bản.
Tuy nhiên, hai quy trình này thường được thực hiện cùng nhau đồng thời. Proofreading có thể phát hiện ra các vấn đề mà Editing cần xử lý, trong khi các biện pháp được thực hiện trong quá trình Editing cần được kiểm tra lại trong quá trình Proofreading.
Proofreading và Editing trở thành một phần quan trọng của quy trình biên tập và sản xuất nội dung chất lượng. Đây cũng chính là các phương pháp quan trọng áp dụng trong quá trình Revision (kiểm duyệt) trước khi “trình làng” ấn phẩm chính thức đến độc giả.
Trong dịch thuật, Proofreading và Editing đều là “trợ thủ đắc lực” đảm bảo sự chính xác và hiệu quả truyền đạt của bản dịch. Đặc biệt người thực hiện còn cần kỹ năng thành thạo trong bản địa hóa và nghiên cứu thông tin, đem đến bản dịch chính xác, tương thích cao với đối tượng mục tiêu.
Cụ thể hơn:
Proofreading giúp:
Editing có nhiệm vụ:
Tùy tính chất của văn bản mà sẽ áp dụng proofreading hoặc cả hai phương pháp trên. Thông thường người thực hiện bản dịch và người thực hiện proofreading hay editing là hai dịch giả khác nhau để đảm bảo tính khách quan và chất lượng tốt nhất cho thành phẩm.
Proofreading áp dụng cho các tài liệu cần hạn chế thay đổi cấu trúc văn bản như:
Trái lại, nếu cho phép linh hoạt và sáng tạo sẽ áp dụng cả Proofreading và Editing:
Tuy nhiên, quá trình Editing trong dịch thuật cần đảm bảo nội dung không quá xa rời nguyên tác. Cần truyền tải chính xác ý nghĩa gốc và không tạo những khác biệt lớn về định dạng, cấu trúc hiển thị nội dung.
Tưởng tượng quý vị là một dịch giả vừa nhận được bản dịch của một văn bản sang tiếng Anh. Trước khi gửi thành phẩm đến khách hàng, bản dịch cần được trải qua công đoạn kiểm duyệt (revision) để đảm bảo văn bản không chứa bất kỳ lỗi ngôn ngữ nào.
Nếu thực hiện Proofreading, quý vị kiểm tra từng từ, từng câu và từng đoạn của bản dịch để phát hiện và sửa chữa các lỗi như việc sử dụng sai từ, lỗi chính tả và dấu câu không đúng. Ví dụ:
Còn khi thực hiện Editing, quý vị có thể thay đổi cấu trúc câu, sắp xếp lại thông tin và lựa chọn từ ngữ phù hợp hơn. Ví dụ:
Thao & Co. là một trong những công ty dịch thuật uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ Dịch thuật và Hiệu đính chất lượng cho các văn bản đa dạng.
Với những loại nội dung phức tạp, chúng tôi cũng có thể thực hiện biên tập bản dịch một cách chuẩn chỉnh đáp ứng yêu cầu từ khách hàng.
Vì sao chúng tôi nhận được sự tin tưởng suốt thời gian qua?
Nếu quý vị đang tìm kiếm dịch vụ ngôn ngữ chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ Thao & Co. Mọi văn bản sẽ được chuyển ngữ và kiểm duyệt một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp!