Quý vị là người nước ngoài muốn mở công ty ở Việt Nam? Băn khoăn liệu điều kiện và thủ tục có phức tạp không? Thao & Co. sẽ giải đáp một cách dễ hiểu những điều cần biết giúp quý vị có cái nhìn tổng quan về thủ tục này.
Đáng chú ý trong bài:
- ▫ Thuận lợi và hạn chế của thị trường Việt Nam
- ▫ Điều kiện mở công ty cho người nước ngoài
- ▫ Các bước “khai sinh” cho doanh nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển chính là “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tận dụng thế mạnh này, nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách tiếp cận và khuyến khích nguồn vốn nước ngoài, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Vì vậy, câu trả lời chắc chắn là Có. Người nước ngoài hoàn toàn có thể mở công ty ở Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên việc người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam có dễ hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, mô hình và lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực thi ý tưởng kinh doanh.
Để đánh giá liệu Việt Nam có phải là nơi “đắc địa” cho ý tưởng kinh doanh của quý vị, việc đầu tiên cần làm là phân tích những ưu nhược điểm nổi trội của thị trường này.
▫ Tình hình chính trị: Với hệ thống chính trị đơn đảng, Việt Nam được đánh giá là bình ổn và kiểm soát tốt các vấn đề bạo động hay khủng bố. Chính phủ cũng nỗ lực trong việc đảm bảo an ninh mạng để giảm thiểu các mối đe dọa trên không gian số.
▫ Chủ trương kinh tế: Thị trường Việt Nam khuyến khích xu hướng hội nhập và có nhiều chính sách thu hút đầu tư. Đồng thời, nền kinh tế đang phát triển cũng đem lại vô vàn cơ hội đầy triển vọng cho doanh nghiệp.
▫ Nguồn nhân lực: Việt Nam sở hữu thị trường lao động trẻ đầy tiềm năng, thành thạo công nghệ và trình độ tốt. Hơn thế nữa, chi phí nhân công tại đây được cho là cạnh tranh hơn nhiều quốc gia khác.
▫ Chính sách thuế: Nhắc đến thuế trong mục này có thể gây tranh cãi. Nhưng một điều khó phủ nhận là Việt Nam có chính sách thuế ưu đãi tốt hơn so với các nước trong khu vực.
▫ Thủ tục pháp lý: Bên cạnh nền chính trị ổn định, Việt Nam cũng có những hạn chế. Mặc dù chính phủ đang từng bước chuyển đổi số thủ tục hành chính nhưng các quy trình pháp lý vẫn khá phức tạp, tiêu tốn thời gian và công sức thực hiện.
▫ Rào cản ngôn ngữ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính được sử dụng tại Việt Nam. Tiếng Anh được phổ cập rộng rãi trong giáo dục nhưng không phải người Việt nào cũng có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ này.
▫ Khác biệt về văn hóa: Những quy tắc bản địa, đặc trưng văn hóa có thể gây bối rối cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tìm kiếm một đối tác bản địa có thể giao tiếp và hỗ trợ quý vị trên hành trình mở công ty tại Việt Nam.
Thủ tục mở công ty tại Việt Nam “thiên biến vạn hóa” tùy vào mô hình kinh doanh. Bên dưới là 4 bước lớn mà đa số doanh nghiệp phải trải qua để được công nhận hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Đầu tiên, quý vị cần xác định một trong 5 loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Cách xác định sẽ dựa trên cơ cấu tổ chức gồm:
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam:
Stt | Loại hình | Miêu tả sơ lược |
1. | Doanh nghiệp tư nhân | 1 cá nhân duy nhất sáng lập và góp vốn |
2. | Công ty hợp danh | 2 cá nhân đồng sáng lập và là thành viên góp vốn |
3. | Công ty TNHH một thành viên | 1 cá nhân/tổ chức góp vốn |
4. | Công ty TNHH hai thành viên | 2 cá nhân/tổ chức là cổ đông góp vốn |
5. | Công ty cổ phần | Ít nhất 3 cá nhân/tổ chức là cổ đông góp vốn |
🔽 Tải PDF so sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài có thể không cần thực hiện bước này nếu:
Còn lại, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ là điều kiện bắt buộc. Để có được giấy tờ này, quý vị thực hiện các bước sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gồm:
2. Nộp cho Cơ quan đăng ký đầu tư (Sở KH&ĐT hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Hồ sơ sẽ được chuyển lên cơ quan chức năng có thẩm quyền phù hợp.
3. Nhận Quyết định chấp thuận chủ trương dự án đầu tư.
4. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trình tự thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ tùy vào loại hình doanh nghiệp. Thông thường hồ sơ gồm:
2. Nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký doanh nghiệp bằng 1 trong 3 cách:
Đợi xét duyệt và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (gọi tắt: giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh).
3. Trong 30 ngày, làm thủ tục Công bố nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có thể nộp trực tiếp hoặc trực tuyến tương tự như bước trên.
Trong một số lĩnh vực, đây là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường. Lưu ý giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký kinh doanh là hai loại văn bản khác nhau.
Các ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thường gặp:
Nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc các ngành nghề trên, quý vị cần tiến hành thủ tục làm giấy phép kinh doanh. Quy trình thực hiện và hồ sơ sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi đã có những giấy tờ bắt buộc để hoạt động kinh doanh hợp pháp, quý vị còn cần thực hiện các việc như:
Các lệ phí bắt buộc nộp cho cơ quan chức năng bao gồm:
Các chi phí bắt buộc khác:
Các chi phí có thể phát sinh tùy vào nhu cầu doanh nghiệp:
Như vậy, chi phí mở công ty ở Việt Nam cho người nước ngoài có thể lên đến hàng chục triệu tùy vào lĩnh vực và quy mô hoạt động. Doanh nghiệp nên tìm hiểu và lên kế hoạch đầu tư cũng như hợp tác với các đơn vị uy tín hỗ trợ.
Tìm lời giải đáp cho các câu hỏi phổ biến từ nhà đầu tư nước ngoài khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam.
Có thể. Người nước ngoài có thể mở công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực không có quy định ràng buộc. Một số ngành nghề buộc phải liên doanh với đối tác trong nước hoặc hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Có, nhà đầu tư nước ngoài có thể đứng tên công ty dưới tư cách là người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn. Với vai trò người đại diện pháp luật, quý vị cần đảm bảo thị thực hợp lệ và có địa chỉ cư trú tại Việt Nam.
Đặt tên công ty ở Việt Nam cần lưu ý những quy tắc sau:
Địa chỉ công ty phải đảm bảo:
Dịch vụ thành lập công ty đem lại nhiều lợi ích và đi kèm là những rủi ro. Hãy đảm bảo quý vị nhận thức rõ những ưu nhược điểm để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Ưu điểm:
Khuyết điểm:
Việt Nam, thị trường thân thiện và đầy tiềm năng, chính là điểm đến hoàn hảo mà nhà đầu tư nước ngoài đặt nền móng cho doanh nghiệp của mình.
Mọi cuộc đua đều không tránh khỏi chướng ngại. Và rào cản ngôn ngữ hay hệ thống pháp lý khác biệt sẽ là chướng ngại quý vị cần vượt qua ngay từ những bước chạy đầu tiên.
Quý vị mong muốn giảm tải gánh nặng hành chính để nhanh chóng thực hiện chiến lược kinh doanh?
Hay, không còn mơ hồ với những quy định pháp lý phức tạp?
Hãy để Thao & Co. giúp quý vị hiện thực hóa những mong muốn ấy một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Với dày dặn kinh nghiệm và kiến thức, đội ngũ chuyên viên pháp lý tự tin có thể dẫn dắt quý vị hoàn tất thủ tục chuẩn xác.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
✅ Tư vấn pháp lý và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
✅ Chuẩn bị và thay mặt nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
✅ Hợp pháp hóa và dịch thuật công chứng hồ sơ
✅ Xin cấp giấy phép đầu tư và các giấy tờ pháp lý liên quan
✅ Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động
Bằng khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo và lợi thế đơn vị bản địa, chúng tôi có thể làm “hướng dẫn viên” giúp quý vị hiểu rõ từ yếu tố văn hóa đến thủ tục pháp lý. Làm việc với Thao & Co., quý vị sẽ cảm nhận được sự tận tình và minh bạch trong mọi hoạt động.
Và đây chắc chắn là điều mọi doanh nhân tìm kiếm ở người đồng hành khi mở rộng kinh doanh tại thì trường mới!
Thao & Co. – Đối tác tin cậy cùng nhà đầu tư nước ngoài chinh phục thị trường Việt Nam. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn và bắt đầu hành trình tiến gần hơn đến thành công!