Trải qua bao thăng trầm thời gian, tiếng Việt được bồi tụ lớp trầm tích của sự giàu đẹp trong từng thanh âm, nét chữ. Sự giàu đẹp ấy đôi khi lại trở thành chướng ngại đối với việc dịch thuật tiếng Việt bởi dường như rất khó để dịch thuật truyền tải trọn vẹn tinh thần của thứ tiếng ấy.
Phải chăng vì vậy mà dịch thuật luôn là một hành trình không ngừng tìm kiếm và giải mã sự giàu đẹp của tiếng Việt. Trong hành trình đó, đâu là những khó khăn và làm cách nào để dịch thuật tiếng Việt vượt qua những khó khăn đó?
Bài viết sau sẽ bật mí toàn bộ những bí mật về cuộc hành trình giải mã sự giàu đẹp của tiếng Việt trong dịch thuật.
Để giải mã trọn vẹn sự giàu và đẹp của ngôn ngữ, tìm về nguồn cội của tiếng Việt chính là những mật mã đầu tiên.
Cho đến ngày hôm nay, nguồn gốc của tiếng Việt vẫn tồn tại nhiều tranh cãi. Do có nhiều nét tương đồng với tiếng Trung về hệ thống từ vựng hay quy tắc âm vị, nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Việt chính có nguồn gốc từ tiếng Trung. Trong cuốn từ điển Việt-Latinh, tác giả JL Taberd cũng cho rằng tiếng Việt chính là một phiên bản thoái hóa của ngữ hệ Trung.
Trái ngược với quan điểm này, nhiều nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như AG Haudricourt (1953), SE Yakhontov (1973) hay M. Ferlus (2001) đều nhận định rằng tiếng Việt chính là phần chính của nhóm Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á. Ngôn ngữ này dần phát triển và hoàn thiện với những nét đặc sắc riêng được bồi tụ theo thời gian.
Theo đó, vào khoảng thế kỷ thứ 10, hệ thống chữ viết đầu tiên của ngôn ngữ này chính là chữ Nôm với mục đích chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như bảo tồn tiếng nói của dân tộc. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 và 17, quá trình La Mã hóa tiếng Việt được thực hiện bởi các nhà truyền đạo Công giáo là Francisco de Pina, Gaspar do Amara, António Barbosa.
Tuy nhiên, quá trình này chỉ kết thúc dưới sự nỗ lực của Alexandre de Rhodes khi ông cho ra đời cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (từ điển 3 thứ tiếng gồm Việt – Bồ Đào Nha – Latin) được phát triển dựa trên những thành tựu của những người đi trước để lại.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bảng chữ cái Latin đã chính thức trở thành chữ quốc ngữ của người Việt Nam, được người Việt bồi đắp từng ngày tạo nên bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc.
Giáo sư, nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai từng nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” bởi chăng tiếng Việt giàu màu sắc, giàu hình ảnh, giàu nhạc tính và giàu biểu cảm? Bóc tách từng lớp của ngôn ngữ chính là cách tối ưu nhất để có thể hiểu và cảm nhận vẹn tròn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Một quan niệm dân gian về ngữ pháp tiếng Việt cho rằng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nhưng liệu đây có phải là sự thật?
Xoay quanh yếu tố thời và thể trong tiếng Việt, có hai quan điểm nhận định khác nhau về vấn đề này. Trong cuốn sách “Introduction to Spoken Vietnamese”, nhóm tác giả R. B. Jones và Huỳnh Sanh Thông cho rằng hầu hết các động từ trong tiếng Việt không có phạm trù về thời, song để thể hiện phạm trù về thời khi cần thiết có hai cách là sử dụng trật tự mệnh đề và các trợ đồng từ.
Ngược lại chính là quan điểm khẳng định sự tồn tại của thời và thể của tiếng Việt. Tiêu biểu cho quan điểm này là của danh nhân Trương Vĩnh ký. Ông nhận định thời và thể trong tiếng Việt được biểu thị bằng các yếu tố ngữ pháp như phụ tố, hư từ và ngữ cú. Theo đó, danh nhân Trương Vĩnh Ký đã phân biệt được hai loại thời trong tiếng Việt là thời cơ bản (đang, đã, sẽ) và thời phái sinh (khi ấy, có, rồi, đoạn, vừa khi… rồi, thì đã… trước đi rồi, sẽ, đã, thì sẽ, thì sẽ đã).
Mặc dù vẫn còn vấn đề về thời và thể còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp bí ẩn của tiếng Việt mà bao năm qua không ít người đã dấn thân vào con đường giải mã vẻ đẹp ấy.
Bên cạnh đó, nếu tiếng Pháp được xếp vào loại ngôn ngữ “biến hình” tức mỗi từ đều có ý nghĩa và chức năng cụ thể. Khi nắm giữ các chức năng khác nhau trong một câu, chúng sẽ biến đổi ít nhiều về hình thức. Trong khi đó, tiếng Việt lại là ngôn ngữ “không biến hình”, nghĩa là từ của tiếng Việt sẽ không thay đổi dù ở bất kỳ cương vị nào trong câu.
Một ví dụ điển hình như trong tiếng Pháp, có thể dùng từ “étudiant” để chỉ sinh viên nói chung hay một sinh viên nam, tuy nhiên sẽ sử dụng “étudiante” để đề cập đến một sinh viên nữ. Dù cùng là danh từ tuy nhiên trong tiếng Pháp sẽ dựa vào giới tính để xác định cách sử dụng hợp lý. Nhưng với tiếng Việt, có thể dùng danh từ “sinh viên” để nhắc đến cả sinh viên nam lẫn nữ không phân biệt giới tính. Và tất nhiên việc xác định đâu là sinh viên nam, đâu là sinh viên nữ trong trường hợp này không dễ dàng, dịch giả cần hiểu rõ về ngữ cảnh mới có thể xác định được.
Một điểm nổi bật trong ngữ pháp tiếng Việt là nếu muốn truyền tải và diễn đạt thông tin một cách chính xác nhất, người Việt thường chú trọng vào trật tự từ cũng như hư từ trong câu. Trật tự từ thay đổi thì ý nghĩa của cả một câu cũng hoàn toàn khác biệt. Đặc điểm ngữ pháp này rất quan trọng trong tiếng Việt nhưng cũng chính điều này gây ra những thách thức không hề nhỏ khi dịch thuật tiếng Việt. Điều này đòi hỏi dịch giả phải thật sự am hiểu sâu sắc về từ vựng, trật tự từ và sự nhạy bén về ngữ cảnh văn hóa.
Một biểu hiện khác cho sự giàu đẹp của tiếng Việt chính là sự đa dạng và phong phú của từ vựng. Từ vựng tối thiểu trong tiếng Việt là các từ đơn tiết hay còn gọi là một âm tiết, một tiếng. Trong khi đó, theo PGS.TS Phạm Văn Tình, tiếng Việt hiện nay có đến hơn 17.000 âm tiết, điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng từ vựng tối thiểu trong tiếng Việt chính là 17.000 từ. Việc kết hợp các âm tiết lại với nhau để tạo thành từ mới được người Việt sử dụng thường xuyên, theo cách sử dụng từ này, tiếng Việt có thể có tới hàng triệu kết hợp.
Qua đó, có thể nhận định từ vựng trong tiếng Việt có sự linh hoạt rất lớn trong cách sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới là không hề khó khăn. Do đó, từ vựng trong tiếng Việt vừa đa dạng về số lượng, vừa phong phú trong cách sử dụng. Với cùng một sự vật hiện tượng, có thể có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau nhằm biểu hiện các sắc thái biểu cảm khác nhau.
Sự giàu đẹp của từ vựng giúp cho người Việt có thể dễ dàng diễn đạt thông điệp một cách chuẩn xác nhất về cả thông tin lẫn cảm xúc. Nhưng nếu sự chênh lệch về số lượng từ vựng giữa tiếng Việt và ngôn ngữ đích là quá lớn, dịch thuật tiếng Việt khó có thể tạo ra bản dịch truyền tải hết được “phần hồn” của bản gốc.
Thanh điệu cũng chính là một đặc trưng tạo nên bản sắc của tiếng Việt. Vậy đâu là định nghĩa chính xác nhất về thanh điệu? Thanh điệu chính là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết, có tác dụng cấu tạo, khu biệt vỏ âm thanh của từ hay hình vị. Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất trên thế giới khi sở hữu đến 6 thanh điệu bao gồm: huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng và thanh ngang.
Mỗi thanh điệu trong tiếng Việt đóng vai trò như một nốt nhạc mà khi cất lên cảm giác trầm bổng tạo nên một bản giao hưởng thể hiện mọi cung bậc của cảm xúc. Thế nhưng điều này cũng mang đến những thách thức nhất định trong dịch thuật tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, dù với cùng một từ nhưng sử dụng các thanh điệu tức sự biến điệu, âm vực và cách phát âm khác nhau sẽ cho ra những từ mang nghĩa hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ như với cùng từ “cô” (người phụ nữ trẻ), khi kết hợp với thanh huyền thành “cồ” (to lớn, ngờ nghệch), kết hợp với thanh sắc thành “cố” (đã qua đời hoặc cố gắng làm việc gì đó), kết hợp với thanh hỏi thành “cổ” (cái cổ), kết hợp với thanh ngã thành “cỗ” (bữa tiệc), kết hợp với thanh nặng thành “cộ” (xe cộ).
Điều này làm cho ngôn ngữ Việt thêm phần phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, sự đặc sắc về thanh điệu này có thể gây ra sự nhầm lẫn trong dịch thuật tiếng Việt, đặc biệt là trong biên dịch tiếng Việt. Chính vì thế, trong quá trình dịch thuật tiếng Việt, các chuyên gia ngôn ngữ người bản xứ chính là yếu tố “then chốt” tạo nên bản dịch chuẩn xác và chất lượng nhất.
Bên cạnh đó, khi dịch thuật các tác phẩm nghệ thuật, thanh điệu chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà dịch giả cần phải quan tâm. Thanh điệu không chỉ là âm hưởng trong câu chữ, thanh điệu còn chứa đựng dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nếu dịch giả không khéo léo chọn lựa ngôn từ diễn đạt phù hợp, bản dịch có thể đánh mất đi một nét đẹp của ngôn ngữ Việt.
Nếu xét về nguồn gốc của từ, có thể chia tiếng Việt thành 3 loại chính là từ thuần Việt có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ giai đoạn “Môn-Khmer”, từ Hán Việt vay mượn từ tiếng Hán được Việt hóa về mặt phát âm và từ vay mượn từ tiếng Anh, Pháp nhằm thể hiện các từ không có trong tiếng Việt.
Một công trình nghiên cứu của Viện Max Planck đã cho thấy trong 1477 từ tiếng Việt thường dùng, lượng từ vựng vay mượn chiếm khoảng 28,1%. Theo đó, 25.3% số lượng từ vựng vay mượn từ tiếng Trung, 1,2% lượng từ vựng được vay mượn từ tiếng Pháp, 0,5% từ được vay mượn Proto-Tai, 0,3% từ vựng vay mượn tiếng Anh, 0,3% từ mượn từ tiếng Ấn, 0,2% từ vựng được vay mượn tiếng Quảng Đông và 0,2% từ mượn tiếng Chăm.
Qua cuộc nghiên cứu cho thấy tiếng Việt vẫn giữ được “quốc hồn, quốc túy” của mình. Bên cạnh đó, ngôn ngữ này cũng không ngừng vay mượn và Việt hóa các từ mượn nhằm “bồi đắp” thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ là được ươm mầm, đơm hoa và kết trái trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, ngôn ngữ cũng phản ánh một phần sự khác biệt về cuộc sống giữa các miền văn hóa khác nhau. Tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ.
Có 3 nhóm phương ngữ chính trong tiếng Việt là: giọng Bắc, giọng Trung và giọng Nam. Các phương ngữ này có sự khác biệt nhất định về trường từ vựng cũng như là cách phát âm, phản ánh chân thực văn hóa, lịch sử và đặc trưng địa lý của khu vực. Thế nên có thể nói, tiếng Việt rất giàu một phần là nhờ vào các hệ thống phương ngữ được đúc kết từ ngàn đời trong đời sống cha ông để lại.
Khi nhắc đến phương ngữ, tín hiệu dễ dàng nhận thấy nhất chắc hẳn là “âm sắc” đặc trưng của từng phương ngữ, từng vùng miền được duy trì qua nhiều thế hệ. Giọng miền Bắc có sự phân biệt rõ ràng giữa thanh hỏi và thanh ngã, trong khi đó người Nam bộ lại phát âm khá nhanh, không có sự phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. “Âm sắc” của giọng Trung lại khác biệt hơn cả và được đánh giá là khá dày và nặng.
Phương ngữ tạo nên sự giàu đẹp của tiếng Việt nhưng cũng là “bức tường thành” vững chắc mà dịch thuật tiếng Việt phải vượt qua mới có thể “giải mã” và “mã hóa” thành công nét đẹp ấy. Phương ngữ được tạo nên bởi sự đa dạng về từ ngữ và cách phát âm. Do đó, dịch giả dịch thuật tiếng Việt phải là những chuyên gia về ngôn ngữ giàu kinh nghiệm, có sự am hiểu sâu sắc về phương ngữ cũng như văn hóa tại địa phương để “mã hóa” nên bản dịch chất lượng nhất.
Hư từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt và được xem như một phương thức ngữ pháp cơ bản. Hư từ được định nghĩa là “từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ; phân biệt với thực từ. Đã, đang, sẽ là những hư từ” (theo Hoàng Phê).
Hệ thống hư từ trong tiếng Việt rất đa dạng và được chia thành hai tập hợp chính sau là hư từ từ pháp và hư từ cú pháp.
Như vậy, có thể nhận thấy hư từ trong một câu không thực hiện chức năng định danh, cũng không đảm nhận các chức năng ngữ pháp chính. Tuy nhiên, loại từ này lại được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt nhằm thể hiện nghĩa tình thái, tức ý nghĩa biểu cảm trong câu. Bởi vì hư từ kết hợp cùng với trật tự từ giúp tiếng Việt tạo ra nhiều cấu trúc câu có cùng một nội dung cơ bản nhưng mang nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau.
Qua việc “giải mã” từng lớp cấu tạo nên tiếng Việt, sự giàu đẹp cũng dần hiện diện. Sự giàu đẹp ấy được tạo nên bởi ngữ pháp linh hoạt, hệ thống từ vựng phong phú, hệ thống từ mượn độc đáo, phương ngữ đa dạng, thanh điệu đặc sắc, hư từ khác biệt. Tiếng Việt vì thế cũng được đánh giá là một ngôn ngữ có tính biểu cảm cao trong diễn đạt.
Khi “giải mã” từng tầng tiếng Việt, sự phức tạp và đa dạng chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự giàu đẹp của tiếng Việt. Thế nhưng trong dịch thuật tiếng Việt, đặc điểm này đã tạo ra những khó khăn không hề nhỏ.
“Nếu coi tiếng Việt là ngôn ngữ đích để chuyển dịch các ngôn ngữ khác qua nó thì lớp từ xưng hô của tiếng Việt là một hiện tượng gây ra nhiều chuyện rắc rối”
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Chiến
Đặc trưng này trong tiếng Việt đôi khi lại khiến các dịch giả phải “đau đầu” vì chẳng biết phải thể hiện nét đặc sắc này như thế nào trong ngôn ngữ đích. Hệ thống xưng hô trong tiếng Việt thể hiện rất rõ các mối quan hệ giữa các chủ thể. Trong khi đó, sự phân định này trong tiếng Anh đôi khi còn mơ hồ.
Ví dụ như đại từ nhân xưng “chúng ta” và “chúng tôi” trong tiếng Việt đều được chuyển ngữ thành “we” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, “chúng ta” và “chúng tôi” lại không hoàn toàn giống nhau về ý nghĩa. Theo đó, “chúng ta” là đại nhân xưng bao gồm cả người nói và người nghe đang có mặt tại cuộc hội thoại. Còn “chúng tôi” chỉ dùng để đề cập đến người nói và những người cùng thực hiện một hành động với người nói.
Hoặc từ “uncle” trong tiếng Anh được sử dụng để bao hàm ý nghĩa cả một nhóm từ xưng hô trong tiếng Việt là bác, chú, cậu và dượng. Trên thực tế, bác, cậu, chú và dượng được người Việt sử dụng nhằm phân biệt và thế hiện thứ bậc các mối quan hệ trong gia đình.
Chỉ với hai ví dụ nhỏ nhưng sự khác nhau lớn về hệ thống xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh đã hiện hữu rất rõ ràng. Hệ thống xưng hô phức tạp này là nét chấm phá tạo nên bản sắc riêng của tiếng Việt mà ít ngôn ngữ nào có được. Do đó, để có thể hiểu rõ và sử dụng các đại từ xưng hô trong tiếng Việt, dịch giả cần phải có vốn am hiểu sâu rộng về văn hóa và xã hội của đất nước này. Có như thế, thông điệp của bản gốc mới được chuyển ngữ chính xác và đầy đủ.
Hư từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú mang đến sự linh hoạt trong giao tiếp. Người Việt có thể sử dụng hư từ một cách vô thức nhằm diễn đạt thông tin nhưng điều này không có nghĩa là hư từ không có ý nghĩa quan trọng, hư từ tạo nên sự đa tầng, đa nghĩa cho thông tin.
Có thể nhận thấy, dù không đảm nhận các chức năng chính trong một câu, tuy nhiên vai trò của hư từ trong biểu cảm là rất quan trọng đối với tiếng Việt. Trong khi đó, hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh hay tiếng Pháp, số lượng hư từ không nhiều.
Điều này khiến việc dịch thuật tiếng Việt càng trở nên khó khăn hơn bởi không phải hư từ nào trong tiếng Việt cũng có thể chuyển ngữ thành một hư từ tương đương khác trong ngôn ngữ đích. Lúc này đòi hỏi dịch giả phải có sự sáng tạo và linh hoạt trong dịch thuật nhằm mang đến bản dịch có ý nghĩa, tinh thần tương đương nhất so với bản gốc.
Hệ thống từ mượn trong tiếng Việt được hình thành và phát triển trong hàng nghìn năm lịch sử. Do đó, từ mượn dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ Việt, được người Việt sử dụng rất thường xuyên đến mức khó có thể phân định đâu là từ thuần Việt, đâu là từ mượn.
Tuy nhiên, có thể phân định từ thuần Việt và từ mượn thông qua sắc thái biểu cảm. Theo đó, những từ mượn như từ Hán Việt chẳng hạn sẽ mang sắc thái trang trọng và lịch sự. Ngược lại, từ thuần Việt lại mang đến cảm giác mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường hơn.
Dựa vào ngữ cảnh mà người Việt sẽ lựa chọn sử dụng từ thuần Việt hay từ mượn cho phù hợp. Ví dụ như trong các văn bản như tiểu thuyết, truyện ngắn, đặc biệt là trong giao tiếp hằng ngày, phần lớn từ vựng được sử dụng chính là từ thuần Việt. Mặt khác, với các văn bản về khoa học, chính trị, kinh tế, pháp luật từ mượn Hán Việt luôn là ưu tiên hàng đầu.
Do đó, khi dịch thuật tiếng Việt, lựa chọn sử dụng loại từ thích hợp chính là thách thức không hề nhỏ bởi vì điều này phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh văn hóa của văn bản.
Ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ được bồi tụ từ hệ thống từ vựng phong phú hay cấu trúc ngữ pháp “thiên biến vạn hóa” mà còn là sự tổng hòa màu sắc của 54 dân tộc anh em và bề dày lịch sử hùng tráng.
Mỗi dân tộc mang một màu sắc đặc trưng riêng biệt từ ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục và văn hóa nghệ thuật. Cùng với đó là mỗi giai đoạn lịch sử thăng trầm góp phần dựng xây nên những nét đẹp truyền thống đa sắc và quý báu trong ngôn ngữ Việt. Vì lẽ đó, dịch giả dịch thuật tiếng Việt cần am tường và thấu hiểu những giá trị văn hóa và truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và linh hoạt chính vì thế, nhu cầu dịch thuật tiếng Việt ngày nay luôn tăng cao trong mọi lĩnh vực.
Trong những năm qua, Việt Nam từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thương trường quốc tế khi thu hút được các doanh nghiệp quốc tế tiến hành đầu tư vào nền kinh tế. Hiện nay, có khoảng 12.000 doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này không chỉ đặt nhà máy sản xuất tại đất nước này mà còn tiến hành thâm nhập thị trường với các sản phẩm của mình.
Và để hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp quốc tế phải thực hiện các thủ tục pháp lý bắt buộc như đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đăng ký thuế, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài và các giấy phép có liên quan. Trong khi đó, việc thực hiện các thủ tục pháp lý luôn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối về thông tin của văn bản. Do đó, dịch thuật tiếng Việt lúc này chính là “chìa khóa” giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam hoàn tất các giấy tờ pháp lý chuẩn xác nhất.
Ngành công nghiệp giải trí Việt Nam đang có sự phát triển đầy ấn tượng. Sự thành công của một số gameshow truyền hình, phim điện ảnh hay sản phẩm âm nhạc toàn cầu đã chứng tỏ được một điều rằng ngành giải trí Việt đang tiệm cận với thị trường quốc tế.
Đơn cử như ca khúc “Hai phút hơn” của nữ rapper Pháo đã có mặt trong Top 12 World Digital Song Sales (Tác phẩm phát hành ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ có doanh thu digital (nhạc số) cao nhất tuần) của bảng xếp hạng âm nhạc uy tín Billboard. Hay ca khúc “Bigcityboi” của nam rapper Binz được sử dụng trong siêu phẩm bom tấn đình đám của Hollywood mang tên “Biệt đội đánh thuê 4“.
Tuy có những thành tựu nhất định trên thị trường quốc tế nhưng để tiếp cận nhiều hơn với công chúng toàn cầu, các công ty giải trí Việt cần thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá hơn nữa nếu muốn tiếp cận mới thị trường mới rộng lớn hơn. Các chiến dịch quảng bá, tiếp thị luôn đòi hỏi sự sáng tạo, chiến lược bản địa hóa nội dung phù hợp với nền văn hóa đích, vì thế, dịch thuật tiếng Việt trong lĩnh vực giải trí luôn có được chỗ đứng nhất định.
Bên cạnh đó, Việt Nam chính là thị trường tiềm năng thu hút sự quan tâm của nền giải trí hàng đầu thế giới như nền Âu – Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Điển hình như những năm gần đây, nhiều bộ phim Hàn đã lồng ghép các chi tiết và bối cảnh liên quan đến Việt Nam.
Đầu năm 2023, trong bộ phim “Taxi Driver”, nhiều địa danh nổi tiếng của Việt Nam đã xuất hiện đầy ấn tượng như cầu Rồng (Đà Nẵng), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), công viên nước hồ Thủy Tiên (Huế), nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh). Hay các chi tiết diễn viên Hàn quốc mặc áo dài truyền thống, nói tiếng Việt luôn được khán giả bản địa yêu thích. Vì vậy, bộ phim đã nhanh chóng đạt được lượng người xem ấn tượng trên nền tảng Netflix.
Điều này minh chứng cho việc nhu cầu dịch thuật phụ đề, lồng tiếng phim tiếng Việt tiếp tục tăng nhanh trong khoảng thời gian sắp tới. Các công ty dịch thuật tiếng Việt chuyên nghiệp sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Việt Nam chính là quốc gia luôn đón đầu các dòng vốn đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ từ các tập đoàn nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Samsung, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ tại thung lũng Silicon bao gồm Nvidia, Meta và Synopsys. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới đang tiến hành đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Việt Nam khiến cho thị trường trong nước nhanh chóng được mở rộng.
Điều này kéo theo các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao các giải pháp công nghệ sẽ được tiến hành giữa các bên có liên quan. Khi đó, dịch thuật tiếng Việt chính là giải pháp tối ưu hàng đầu để các doanh nghiệp thực hiện chuyển ngữ chuẩn xác các tài liệu kỹ thuật chyên ngành.
Khi các doanh nghiệp muốn thâm nhập và hoạt động thành công thị trường Việt Nam, hoạt động Marketing chính là điều bắt buộc. Điều này dẫn đến nhu cầu dịch thuật các tài liệu Marketing ngày càng phổ biến như:
Dịch thuật ngành Marketing và quảng cáo đòi hỏi sự tập trung cao trong quá trình chuyển ngữ nhằm tạo ra các nội dung phù hợp với văn hóa của người Việt nhưng vẫn đảm bảo truyền tải nguyên vẹn thông điệp của thương hiệu. Đây là một thách thức trong dịch thuật, chính vì thế, quý vị cần lựa chọn công ty dịch thuật tiếng Việt có uy tín cũng như kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án tương tự. Có như vậy, chiến dịch Marketing của thương hiệu mới phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.
Việt Nam chính là một trong các điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế khi sở hữu các tài nguyên du lịch đặc sắc và hấp dẫn.
Đất nước Việt Nam sở hữu nền văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, các công trình kiến trúc độc nhất và đặc biệt chính là sự liên kết bền chặt giữa các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Du khách quốc tế không thôi si mê nét cổ kính của Phố cổ Hội An, đắm say trong những giai điệu của Nhã nhạc Cung đình Huế, kinh ngạc trước vẻ đẹp thiên nhiên của Vịnh Hạ Long. Minh chứng cho điều này chính là chỉ trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam đã đạt hơn 6,6 triệu.
Tiềm năng phát triển ngành du lịch của Việt Nam là rất lớn bởi Việt Nam luôn chú trọng vào việc cơ cấu lại thị trường du lịch, liên kết phát triển và quảng bá du lịch thông qua nhiều phương tiện đại chúng. Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam từng nhận định “Hiếm có quốc gia nào trên thế giới hiểu rõ và quảng bá điều này tốt đến như vậy“.
Để đạt được những kết quả đáng tự hào như vậy, dịch thuật tiếng Việt trong quảng bá du lịch đóng vai trò không hề nhỏ. Do đó, khi ngành du lịch Việt càng phát triển, nhu cầu dịch thuật tiếng Việt trong lĩnh vực này cũng không ngừng tăng cao.
Một dự án dịch thuật sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố liên quan. Chính vì thế, chi phí dịch thuật tiếng Việt là không cố định và thường có xu hướng thay đổi theo từng dự án, từng đơn vị dịch thuật.
Sau đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí dịch thuật:
Chi phí dịch thuật tiếng Việt sẽ phụ thuộc phần lớn vào dự án cũng như đơn vị dịch thuật. Do đó, để biết chính xác về mức chi phí mình cần phải chi trả, khách hàng nên trao đổi thông tin chi tiết về các yêu cầu dịch thuật của mình cũng như dịch vụ bổ trợ với đơn vị dịch thuật. Điều này vừa giúp nâng cao chất lượng dịch thuật vừa giúp khách hàng tránh việc phát sinh các chi phí không cần thiết.
Trước khi tiến hành thực hiện dự án dịch thuật, công ty dịch thuật chuyên nghiệp Thao & Co. luôn tiến hành báo giá chi tiết đến quý vị. Vậy nên, quý vị có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như chi phí dịch thuật tại Thao & Co.
Dịch thuật tiếng Việt có vai trò quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược mở rộng thị trường của mình sang Việt Nam. Chính vì thế, tìm kiếm công ty dịch thuật tiếng Việt chuyên nghiệp, chất lượng để hợp tác luôn là điều hết sức cần thiết.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Việt chất lượng là dịch vụ đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch giả, quy trình, công nghệ dịch thuật cũng như kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Vậy tìm công ty dịch thuật tiếng Việt chất lượng ở đâu?
Công ty dịch thuật Thao & Co. tự tin mang đến cho quý khách hàng các bản dịch chất lượng được thực hiện bởi các dịch giả bản xứ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm với quy trình làm việc khoa học, công nghệ hiện đại. Các dịch vụ dịch thuật Thao & Co. đều được thực hiện với chính sách bảo mật khắt khe nhằm bảo đảm quyền lợi của quý khách hàng.
Dịch vụ Bản địa hóa App hay Website
Dịch vụ Dịch thuật + Hiệu đính
Để trải nghiệm dịch vụ dịch thuật tiếng Việt chuyên nghiệp từ Thao & Co., quý vị có thể truy cập ngay vào trang Nhận Báo Giá hoặc truy cập vào Thaonco.com để tìm hiểu thông tin chi tiết!