Khi mở rộng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần sự hài hòa giữa tiêu chuẩn hóa và đa dạng hóa tại thị trường địa phương. Glocalization chính là giải pháp. Vậy Glocalization là gì? Tại sao chiến lược này lại quan trọng đối với mở rộng thị trường toàn cầu?
Hãy cùng Thao & Co. khám phá ý nghĩa của thuật ngữ glocalization và những ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn!
Glocalization là sự kết hợp giữa “global” (toàn cầu) và “local” (địa phương), là quá trình kết hợp giữa các yếu tố toàn cầu và địa phương trong môi trường kinh doanh đa văn hóa.
Glocalization (tạm dịch: địa phương hóa toàn cầu) là tạo ra và điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ và chiến lược để phù hợp với nhu cầu và văn hóa địa phương trong mỗi thị trường cụ thể.
Thay vì một mô hình toàn cầu đồng nhất, glocalization tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu và sở thích ở địa phương.
Glocalization có thể bao gồm thay đổi thiết kế sản phẩm, ngôn ngữ, chiến lược bản địa hóa marketing, phong cách quảng cáo, cách phục vụ khách hàng,…
Mục tiêu của glocalization là tạo ra trải nghiệm, gắn kết với khách hàng địa phương, đồng thời giữ lại giá trị cốt lõi và bộ nhận diện toàn cầu của thương hiệu.
Glocalization rất quan trọng trong kinh doanh quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể toàn cầu hóa trong khi vẫn thích nghi với văn hóa địa phương, tạo ra sự tương thích sâu sắc trong các thị trường đa dạng trên thế giới.
Glocalization là một chiến lược kinh doanh thông minh và sáng tạo, kết hợp tinh hoa của toàn cầu và sự độc đáo của địa phương.
Khi doanh nghiệp am hiểu sâu sắc về văn hóa và yêu cầu địa phương, họ có thể tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và gắn kết vững chắc với thương hiệu.
Bằng cách thích nghi với yêu cầu địa phương, doanh nghiệp có thể đáp ứng những nhu cầu chưa được khai phá và tạo ra giải pháp tối ưu, tạo ra sự khác biệt
Sản xuất và cung cấp tại địa phương sẽ giảm chi phí vận chuyển và sản xuất; nguồn lực địa phương giúp tăng lợi nhuận và tạo ra sự cân đối hợp lý giữa thị hiếu toàn cầu và địa phương.
Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và thay đổi trên thị trường, giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và linh hoạt.
Một số hạn chế của chiến lược địa phương hóa toàn cầu:
Glocalization yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, vì vậy doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, nguồn lực để nắm bắt thông tin và thực hiện điều chỉnh phù hợp.
Glocalization đòi hỏi sự điều phối và quản lý kỹ lưỡng giữa các hoạt động trên toàn cầu và tại địa phương. Điều này tạo ra thách thức trong duy trì sự nhất quán và kiểm soát chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
Chất lượng có thể không đồng nhất, kèm theo những biến đổi ngoài tầm kiểm soát tại địa phương. Sự bất ổn về kinh tế, chính trị hoặc xã hội tại mỗi khu vực có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Có nguy cơ mất đi tính nhận diện toàn cầu của thương hiệu, vì vậy cần cân bằng để đảm bảo duy trì giá trị và bộ nhận diện của thương hiệu trên quốc tế.
Mặc dù có nhược điểm, nhưng glocalization vẫn là một chiến lược hấp dẫn để khẳng định giá trị toàn cầu trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Khi McDonald’s mở rộng vào thị trường Ấn Độ, họ đã thiết kế menu đặc biệt, bao gồm các món chay và không chứa thịt bò.
Họ thay thịt bò bằng thịt gà, trình làng các món như McAloo Tikki (một loại burger khoai tây và bánh mì) và McPaneer (một loại burger từ phô mai và bánh mì). McDonald’s cũng đã thiết kế không gian mang đậm phong cách Ấn Độ, quen thuộc với địa phương.
McDonald’s cũng thực hiện tương tự ở các thị trường khác:
Tuy vậy, McDonald’s vẫn giữ được bản sắc: họ đã duy trì logo và nhận diện thương hiệu của mình qua năm tháng, bất kể thị trường; sử dụng công thức và phong cách đặc trưng để đảm bảo chất lượng đồng nhất.
Dịch vụ nhanh chóng cùng với quy trình đặt và nhận món đơn giản đã trở thành đặc trưng của McDonald’s, trải nghiệm không thể thiếu của khách hàng.
Họ sử dụng quảng cáo toàn cầu, nội dung chủ yếu là niềm vui, gia đình và sự hướng tới mục tiêu, tạo nên một thông điệp chung dễ nhận biết và gắn kết với khách hàng toàn cầu.
Nhờ chiến lược glocalization, McDonald’s đã có thể thu hút khách hàng địa phương ở các thị trường và trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Các yếu tố quan trọng khi thực hiện glocalization:
Với dịch vụ dịch thuật B2B chuyên nghiệp của Thao & Co., khách hàng có thể tận dụng những cơ hội kinh doanh toàn cầu và xây dựng chiến lược Glocalization thành công.
Thao & Co. đảm bảo chất lượng dịch thuật văn bản và nội dung quảng cáo – marketing. Chúng tôi cung cấp dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa để hỗ trợ mở rộng thị trường.
Đồng thời, dịch vụ Nghiên cứu Ngôn ngữ Người tiêu dùngⒸ của Thao & Co. có thể tìm ra hướng phát triển phù hợp để sản phẩm và dịch vụ của quý vị thu hút khách hàng địa phương.
Để hiểu rõ hơn về dịch vụ và giá trị của Thao & Co., hãy để lại thông tin tại trang Nhận báo giá, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị ngay khi nhận được yêu cầu.