Hệ thống CMS là một công cụ hỗ trợ cần thiết và hiệu quả trong việc tạo và quản lý nội dung kỹ thuật số. Nếu muốn hiểu rõ CMS là gì, quý vị đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau của Thao & Co.
Hệ thống quản lý nội dung CMS là gì?
Hệ thống quản lý nội dung CMS được viết tắt từ Content Management System. Đây là một phần mềm vô cùng quen thuộc đối với những ai làm việc thường xuyên với website.
Bằng công cụ này, người dùng có thể dễ dàng quản lý, tạo mới hay chỉnh sửa các nội dung trên website của mình. Đặc biệt, CMS không yêu cầu bất cứ kinh nghiệm nào về lập trình từ người thực hiện.
Các loại hệ thống CMS là gì?
Hiện nay CMS đang được phân loại theo hai cách chính đó là dựa vào mục đích sử dụng và cách thiết lập.
Phân loại theo mục đích
Hiện nay, có bốn phân loại CMS đặc trưng cho bốn mục đích phổ biến nhất khi sử dụng công cụ này.
- • CMS website: Nhờ vào các công cụ trong phân loại này, người dùng dễ dàng quản lý và xây dựng trang web theo nội dung mong muốn.
- Ví dụ: WordPress, Joomla, Drupal…
- • CMS thương mại điện tử: Nhóm này giúp người dùng dễ dàng quản lý sản phẩm, giỏ hàng, việc thanh toán, tạo ra môi trường mua sắm trực tuyến tiện lợi.
- Ví dụ: Magento, Shopify, WooCommerce…
- • CMS doanh nghiệp: Đây là nhóm CMS chuyên dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin nội bộ.
- Ví dụ: SharePoint, Sitecore…
- • CMS blog: Nhờ sự hỗ trợ của công cụ này, người dùng dễ dàng tạo, chỉnh sửa và quản lý các blog của mình.
- Ví dụ: WordPress, Blogger…
Phân loại theo cách thiết lập
Nếu như căn cứ vào cách triển khai và tạo lập, thì các phần mềm CMS sẽ được chia ra làm ba nhóm chính.
- • CMS mã nguồn mở – OSS: Đây là nhóm các CMS được cung cấp miễn phí bởi những tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới với cách sử dụng vô cùng đơn giản. Người dùng có thể mua thêm các gói mở rộng để làm đa dạng hơn các chức năng cần thiết.
- • CMS tự lập trình: Tùy vào mục đích cũng như nhóm đối tượng hướng đến mà việc tạo lập sẽ được thực hiện cho phù hợp. Tuy nhiên, cách này sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn về lập trình cũng như tốn nhiều thời gian và chi phí.
- • CMS có sẵn và mất phí: Đây là nhóm công cụ được tạo lập bởi những nhà chuyên cung cấp CMS trên thị trường. Người dùng sẽ cần trả các khoản phí nhất định, tuy nhiên sẽ nhận về nhiều tính năng mở rộng và đặc biệt là ít gặp lỗi.

Các hệ thống CMS tốt cho website là gì?
Như đã giới thiệu ở trên, sẽ có một vài hệ thống CMS đặc biệt phù hợp với việc tạo và quản lý website. Sau đây là một vài gợi ý mà quý vị có thể tham khảo qua để lựa chọn phù hợp nhu cầu.
WordPress – Thân thiện cho chiến lược SEO website
Một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong việc tạo và quản lý website chính là WordPress.
Ưu điểm:
- ✔️ Dễ dàng sử dụng đối với cả những người dùng không có kinh nghiệm.
- ✔️ Kho plugin và giao diện mà công cụ này cung cấp vô cùng đa dạng, giúp người dùng tùy chỉnh và lựa chọn theo mong muốn.
- ✔️ Nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều lập trình viên và người dùng trên khắp thế giới.
- ✔️ Hỗ trợ SEO hiệu quả, đơn giản cho người dùng.
Nhược điểm:
- ✖️ Do số lượng người dùng lớn, công cụ này có nguy cơ gặp phải các vấn đề về bảo mật.
- ✖️ Khi sử dụng cùng lúc nhiều plugin cũng gây ra một vài khó khăn về tốc độ website.
Joomla – Linh hoạt cho website đa ngôn ngữ
Một công cụ khác được sử dụng nhiều trong việc tạo lập website phải kể đến Joomla.
Ưu điểm:
- ✔️ Nổi bật nhờ khả năng mở rộng, giúp người dùng thêm các tính năng mới cho trang web của mình một cách dễ dàng.
- ✔️ Hỗ trợ đa ngôn ngữ cho người dùng mà không cần yêu cầu thêm bất cứ plugin nào khác.
- ✔️ Hệ thống bảo mật được đánh giá khá cao bởi việc hỗ trợ xác thực hai lớp và kiểm soát quyền truy cập.
Nhược điểm:
- ✖️ So với WordPress thì giao diện của Joomla có phần khó sử dụng hơn đặc biệt là với người mới.
- ✖️ Nếu muốn sử dụng công cụ này một cách tốt nhất, người dùng cần có các kiến thức cơ bản về lập trình.
- ✖️ Dù có công cụ SEO cơ bản nhưng yếu tố này của Joomla không được đánh giá cao bằng WordPress.
Drupal – Thích hợp cho website cần độ bảo mật cao
Drupal cũng là một cái tên được yêu thích đối với các nhà sáng tạo và quản lý nội dung website.
Ưu điểm:
- ✔️ CMS này thường được dùng cho các website lớn và phức tạp như tổ chức chính phủ, trường đại học hay các tập đoàn lớn.
- ✔️ Đây cũng là công cụ được đánh giá rất cao về tính bảo mật nhờ việc hỗ trợ bảo mật hai lớp cũng như mã hóa mạnh.
- ✔️ Các tính năng mở rộng của Drupal cũng vô cùng đa dạng mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng.
- ✔️ Hỗ trợ hiệu suất và tốc độ cao ngay cả trong trường hợp có lượng người truy cập lớn.
Nhược điểm:
- ✖️ Giao diện khó sử dụng, yêu cầu người dùng có nhiều thời gian làm quen và tìm hiểu.
- ✖️ Đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật nhất định khi thực hiện tạo lập nội dung và cấu hình.
- ✖️ Một vài trường hợp cần đến dịch vụ trả phí để được hỗ trợ về các vấn đề trong CMS.
Website đa ngôn ngữ nên dùng CMS nào?
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn các CMS dựa vào tính năng mà nó mang đến. Nếu quý vị có mong muốn xây dựng và quản lý các website đa ngôn ngữ thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ sẵn yếu tố này.
Một vài CMS nổi bật với kho ngôn ngữ đa dạng hiện nay có thể kể đến:
- • Joomla
- • Drupal
Ngoài ra, nếu có mong muốn dùng các công cụ khác không hỗ trợ đa ngôn ngữ, người dùng vẫn có thể trang bị các plugin để mở rộng tính năng này. Chẳng hạn như WordPress vẫn có thể hỗ trợ tốt cho website đa ngôn ngữ đồng thời dễ dàng thực hiện SEO cho nội dung.
Giải pháp ngôn ngữ đưa website vươn ra toàn cầu
Trong môi trường hội nhập cực lớn như hiện nay, việc quảng bá và phát triển các dịch vụ toàn cầu vô cùng cần thiết. Một trong những cách thức dễ dàng và hiệu quả nhất chính là xây dựng các website đa ngôn ngữ.
Để đảm bảo hiệu quả cho việc tiếp cận thị trường quốc tế, quý vị cần lưu ý những nội dung sau cho website của mình
- 📍 Việc dịch thuật và bản địa hóa cần được thực hiện chính xác và đầy đủ
- 📍 Chú ý đến các yếu tố về văn hóa và thói quen tiêu dùng của mỗi thị trường mục tiêu
- 📍 Tối ưu SEO kỹ lưỡng để tăng hiệu quả tìm kiếm của khách hàng

Khám phá các giải pháp B2B chất lượng từ Thao & Co.!
- 💎 Dịch thuật Website chuẩn bản địa hóa
- 💎 Dịch thuật chuẩn SEO cho blog, landing pages
- 💎 Viết content chuẩn SEO đa ngôn ngữ
- 💎 Dịch thuật bài đăng Social Media
Nếu quý vị còn thắc mắc, hãy kết nối với Thao & Co. qua phần liên hệ để được giải đáp.