Localization Testing (kiểm thử bản địa hóa) là quá trình quan trọng, đảm bảo phần mềm được địa phương hóa chính xác và phù hợp.
Trong bài viết này, Thao & Co. sẽ giới thiệu:
- • Khái niệm Localization Testing.
- • Checklist kiểm thử bản địa hóa toàn diện.
Localization Testing là gì?
Testing (kiểm thử):
- • Là quá trình kiểm tra, đánh giá các tính năng, chức năng và hiệu suất của một phần mềm.
- • Nhằm đảm bảo phần mềm đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng trước khi được phát hành.
Localization Testing (kiểm thử bản địa hóa)
- • Một loại testing đặc biệt nhằm đảm bảo bản dịch phần mềm phù hợp với địa phương/khu vực cụ thể.
- • Bao gồm kiểm tra các yếu tố:
- + Ngôn ngữ
- + Định dạng ngày tháng
- + Định dạng tiền tệ
- + Kí tự đặc biệt
- + Các yếu tố văn hóa khác
Localization Testing đặc biệt quan trọng trong mở rộng thị trường, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng đa quốc gia.
Lợi ích của Localization Testing
Localization Testing giúp đảm bảo phần mềm được sử dụng hiệu quả ở các thị trường mục tiêu.
- • Nội dung phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa địa phương.
- • Giao diện tương thích với văn hóa địa phương, thu hút người dùng.
- • Các tính hoạt động mượt mà, nhanh chóng.
Hướng dẫn các bước kiểm thử bản địa hóa
Sau quy trình bản địa hóa phần mềm, quý vị cần thực hiện các bước kiểm thử bản địa hóa như sau:
Bước 1: Kiểm thử về mặt ngôn ngữ
- • Xác định yêu cầu về ngôn ngữ và văn hóa của thị trường mục tiêu.
- • Kiểm tra bản dịch chính xác, chỉnh sửa phù hợp.
- • Kiểm tra toàn bộ sản phẩm (giao diện, tính năng trợ giúp, tài liệu hướng dẫn, thông báo lỗi, các nút chức năng).
- • Đảm bảo sử dụng đúng thuật ngữ.
- • Báo cáo và đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi (nếu có).
Bước 2: Kiểm thử giao diện người dùng
- • Đảm bảo giao diện được bản địa hóa chính xác, phù hợp.
- • Kiểm tra các nút chức năng, mục trợ giúp, thông báo lỗi, ký hiệu và biểu tượng.
- • Đảm bảo giao diện đẹp mắt, không có lỗi.
- • Kiểm tra font chữ và trình bày văn bản.
Bước 3: Kiểm thử các tính năng
- • Kiểm tra các tính năng: chức năng chính, phụ, tính năng địa điểm, thời gian.
- • Đảm bảo các tính năng hoạt động đúng, tương thích, phù hợp với yêu cầu người dùng.
- • Kiểm tra các chức năng trên các hệ điều hành và thiết bị khác nhau.
Bước 4: Tổng kiểm lần cuối
- • Kiểm tra toàn bộ phần mềm đã bản địa hóa.
- • Đảm bảo sản phẩm hoạt động ổn định, mượt mà, chính xác.
- • Báo cáo và đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi (nếu có).
Checklist kiểm thử bản địa hóa
Dưới đây là các hạng mục cần kiểm tra trong checklist kiểm thử bản địa hóa:
- • Font
- • Độ dài văn bản
- • Tính năng
- • Link
- • Độ chính xác ngôn ngữ
- • Các thuật ngữ
- • Định dạng ngày giờ
- • Đơn vị tiền tệ, đo lường
- • Hình ảnh và biểu tượng
- • Âm thanh và video
- • Giao diện người dùng
- • Sự hiệu quả và độ phù hợp
Các quy tắc cần biết khi kiểm thử bản địa hóa
1. Dành thời gian kiểm thử kỹ lưỡng.
2. Tái kiểm thử thường xuyên.
3. Kiểm thử thực tế trên đa dạng nền tảng.
4. Tập trung vào các vấn đề ngôn ngữ (chính tả, ngữ pháp, cú pháp).
5. Đảm bảo các biểu tượng, hình ảnh và định dạng văn bản hiển thị chính xác.
6. Tích hợp kiểm thử bản địa hóa vào quy trình kiểm thử tổng thể.
Quý vị còn băn khoăn về cách bản địa hóa đạt hiệu quả cao? ãy đến với Công ty dịch thuật Thao & Co. để được giải đáp mọi thắc mắc.
Thao & Co. sẽ giúp phần mềm của quý vị được chuyển ngữ chuyên nghiệp, đáp ứng đúng nhu cầu và phù hợp với thị trường đích.
Quý vị vui lòng truy cập vào trang Nhận Báo Giá để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng ngay hôm nay!