Không vượt quá
giới hạn về
không gian và
độ dài văn bản là một thách thức mang tính đặc thù trong quá trình bản địa hóa các sản phẩm công nghệ. Trong một số môi trường phát triển phần mềm, biểu mẫu hoặc hộp thoại được thiết kế cố định, sử dụng một bố cục màn hình chung cho tất cả ngôn ngữ. Việc này yêu cầu dịch giả thể hiện sự sáng tạo trong phương pháp tiếp cận, lựa chọn cách dịch ngắn hơn hoặc dùng từ viết tắt để đảm bảo giới hạn không gian. Do đó, một số thuật ngữ có nhiều phiên bản dài ngắn khác nhau, chẳng hạn như thuật ngữ
“Connection Speed” (tốc độ kết nối) có thể có hai cách viết là
“Conn. Speed” hoặc
“CoSp”.
Việc duy trì tính nhất quán về
từ viết tắt là điều cốt yếu trong các bản dịch firmware (chương trình máy tính hoặc dữ liệu lưu trữ trong con chip), đặc biệt là các thông báo hiển thị trên máy in hoặc màn hình điện thoại. Việc thêm các từ viết tắt chuẩn hoặc những cách dịch có độ dài khác nhau vào trong quy trình quản lý thuật ngữ sẽ giúp đảm bảo bản dịch giao diện người dùng nhất quán và có tính liên kết trong toàn bộ software.
Một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý trong quá trình bản địa hóa là thanh menu chính chứa các nút lệnh
File, Edit,… cần có kích thước vừa với nhiều độ phân giải màn hình khác nhau. Trong trường hợp yêu cầu giới hạn về không gian, nút lệnh
Help trên thanh menu có thể được đổi thành dấu chấm hỏi. Đây là phương pháp chuẩn được áp dụng khi bản địa hóa các sản phẩm tương thích với hệ điều hành
Windows của
Microsoft. Cần lưu ý rằng: trong môi trường hệ điều hành
Windows, string thường có giới hạn độ dài là
255 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng). Do vậy, dịch giả cần phải cẩn thận trong quá trình dịch thuật software string.
Nhằm tối ưu hóa các mục trên
giao diện người dùng, dịch giả cần áp dụng những quy tắc chung về cách viết ngắn gọn các menu, nút lệnh và nội dung khác trong phần mềm. Cách tiếp cận này giúp bộ phận kỹ thuật tiết kiệm thời gian lập trình lẫn chỉnh sửa kích thước. Tuy nhiên, cần nhận ra rằng tỷ lệ dịch từ và câu không phải là 1:1 do bản chất riêng của từng ngôn ngữ. Cụ thể, khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, độ dài văn bản có thể tăng từ 15 đến 20%, trong khi đó dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hindi có thể tăng đến 80%. Sự khác biệt này nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế giao diện người dùng. Do đó, khi thiết kế cần chú ý đến các yêu cầu khác nhau về không gian.
Việc thiết kế các menu và tab cũng gặp phải một số thách thức. Đơn cử là từ
“Preferences” trên giao diện hệ điều hành
Windows được chuyển ngữ thành
“Bildschirmeinstellunge” trong tiếng Đức. Vậy nên, các menu, hộp thoại, logo và đồ họa khác có chứa các từ cố định cần có khả năng tự động điều chỉnh để tránh phát sinh thêm chi phí thiết kế cho từng giao diện bản địa hóa. Ưu tiên sử dụng thiết kế có khả năng tự điều chỉnh kích cỡ là điều tối quan trọng để đảm bảo giao diện người dùng liền mạch và trực quan, giúp phần nào giải quyết những khó khăn về ngôn ngữ có thể gặp phải trong quá trình
bản địa hóa software.