Theo dõi bài viết để tìm hiểu về Bản địa hoá và Quốc tế hoá:
- • Định nghĩa và ví dụ
- • Điểm khác biệt
- • Ứng dụng
Quốc tế hóa là gì?
Định nghĩa
Quốc tế hoá (internationalization) là quá trình điều chỉnh, chuẩn bị sản phẩm/dịch vụ/hệ thống để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế.
Các yếu tố cần điều chỉnh bao gồm:
- • Ngôn ngữ
- • Định dạng ngày tháng
- • Đơn vị đo lường
- • Kí tự
- • Giao diện người dùng
- • Văn hóa khác
Mục tiêu: Tạo ra một phiên bản dễ dàng thích ứng với nhiều quốc gia.
Quốc tế hoá không chỉ là dịch thuật ngôn ngữ:
- • Đảm bảo các yếu tố văn hóa, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế.
- • Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh.
Ví dụ cụ thể
McDonald’s:
- • Thực đơn cố định toàn cầu đồng nhất về hương vị và cách chế biến
- • Cửa hàng McDonald’s ở mọi quốc gia đều có màu sắc đỏ và vàng, logo nổi bật và bố trí nội thất tương tự.
- • Các chiến dịch quảng cáo toàn cầu: nhân vật Ronald McDonald và nhạc nền “I’m Lovin’ It”
Bản địa hóa là gì?
Định nghĩa
Bản địa hoá (localization) là quá trình điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ/nội dung phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa và thị trường cụ thể.
Mục tiêu: Tạo ra một phiên bản đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của người dùng và thị trường địa phương.
Dịch thuật đảm bảo thông điệp và giá trị được truyền tải đúng với ngôn ngữ và văn hóa đích.
- • Giúp tăng cường trải nghiệm người dùng
- • Tạo sự gắn kết của sản phẩm với thị trường địa phương.
Ví dụ cụ thể
Starbucks tại thị trường Trung Quốc:
- • Phiên bản Trung Quốc: “星巴克” (Xīngbākè).
- • Thực đơn đặc biệt phù hợp với khẩu vị và sở thích của người Trung Hoa
- • Thiết kế cửa hàng theo phong cách Trung Quốc
Bản địa hóa và quốc tế hóa có gì khác nhau?
Khác biệt về mục đích
Chiến lược bản địa hoá
- • Tạo trải nghiệm gần gũi với người tiêu dùng.
- • Giúp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ, thị hiếu và quy định địa phương.
- • Tăng khả năng tiếp cận và chấp nhận của thị trường với sản phẩm và doanh nghiệp.
Quốc tế hóa:
- • Tạo ra sản phẩm/dịch vụ sử dụng trên nhiều thị trường quốc tế.
- • Sản phẩm tương thích và sử dụng trên nhiều ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia.
- • Tăng khả năng tiếp cận triển khai trên nhiều thị trường.
Quy trình thực hiện
Bản địa hóa nhằm thích nghi sản phẩm/dịch vụ cho từng thị trường.
- • Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về phong cách sống, thói quen tiêu dùng.
- • Điều chỉnh nội dung dịch thuật phù hợp với ngôn ngữ, văn hoá, pháp luật tại địa phương.
Quốc tế hóa tạo ra sản phẩm có thể sử dụng trên nhiều quốc gia.
- • Thiết kế, xây dựng sản phẩm linh hoạt, dễ dàng tiếp cận nhiều thị trường.
- • Sử dụng các tiêu chuẩn, phương pháp phát triển không phụ thuộc vào ngôn ngữ cụ thể.
Tác động đến khách hàng
Bản địa hoá loại bỏ rào cản ngôn ngữ và văn hoá.
- • Tạo trải nghiệm gần gũi và phù hợp với người tiêu dùng địa phương.
- • Giúp khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ dễ dàng.
Quốc tế hóa tạo trải nghiệm đa văn hóa và đa ngôn ngữ.
- • Thu hút khách hàng toàn cầu.
- • Sản phẩm nhất quán, không bị ảnh hưởng bởi khác biệt văn hóa và ngôn ngữ
Khi nào cần bản địa hóa và quốc tế hóa?
Bản địa hoá và quốc tế hóa đều được áp dụng để phát triển và tiếp cận các thị trường quốc tế. Cụ thể hơn:
Trường hợp cần sử dụng bản địa hóa
- • Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào một thị trường cụ thể: Tùy chỉnh nội dung, trải nghiệm người dùng để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa và yêu cầu địa phương.
- • Tăng trải nghiệm người dùng, tạo lòng tin cho khách hàng địa phương: Tạo ra một trải nghiệm gần gũi, phù hợp về hình ảnh, màu sắc và biểu đạt…
- • Tuân thủ quy định pháp lý và quyền lợi người tiêu dùng: Điều chỉnh nội dung, điều khoản dịch vụ, chính sách bảo mật tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của địa phương.
Trường hợp cần sử dụng quốc tế hóa
- • Phát triển sản phẩm mở rộng và sử dụng trên nhiều thị trường: Xây dựng thiết kế linh hoạt, thích ứng với các yêu cầu đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
- • Tối ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm/dịch vụ: Tách biệt dữ liệu và giao diện người dùng. Đơn giản hóa việc thay đổi, cập nhật, quản lý nội dung.
- • Tiết kiệm thời gian, nguồn lực trong quá trình bản địa hóa: Chuẩn bị các yếu tố cơ bản (hỗ trợ ngôn ngữ; định dạng ngày tháng; đơn vị đo lường). Giảm thiểu công việc phải thực hiện khi bản địa hóa.
Phối hợp bản địa hoá và quốc tế hoá giúp
- • Sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng bản địa
- • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
- • Tối ưu hóa chi phí sản xuất và phân phối
- • Tăng hiệu quả kinh doanh
- • Xây dựng thương hiệu toàn cầu
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cả bản địa hoá và quốc tế hoá thành công mở rộng thị trường: McDonald’s, Coca-Cola, Unilever, Adidas v.v.
Quan trọng:
- • Hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng địa phương
- • Duy trì nhận diện thương hiệu toàn cầu, tiếp cận khách hàng quốc tế
Lưu ý trước khi tìm đơn vị bản địa hóa
- • Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu bản địa hóa.
- • Kiểm tra kinh nghiệm và chuyên môn của đơn vị, tham khảo các dự án trước.
- • Xem xét đánh giá và phản hồi từ các khách hàng trước.
- • Chọn đơn vị bản địa hóa chuyên về lĩnh vực của doanh nghiệp.
- • Đảm bảo quy trình làm việc của đơn vị phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
- • Đảm bảo đơn vị tuân thủ bảo mật thông tin.
- • Ưu tiên chất lượng hơn giá cả
- • Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết.
Quý vị đang tìm kiếm một đơn vị dịch thuật và bản địa hóa chuyên nghiệp? Thao & Co. là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bản địa hoá.
- • Dịch vụ bản địa hoá đa ngôn ngữ đa lĩnh vực.
- • Nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các công ty đa quốc gia
- • Nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp tạo được tiếng vang
Dù là app, software hoặc game, các chuyên gia ngôn ngữ của Thao & Co. đảm bảo mang đến những sản phẩm chất lượng:
- • Thu hút người tiêu dùng quốc tế
- • Tạo những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
- • Tăng doanh thu và sức ảnh hưởng của thương hiệu
Quý vị vui lòng truy cập trang Nhận Báo Giá để được tư vấn nhanh chóng hoặc tham khảo thêm thông tin chi tiết về dịch vụ bản địa hóa tại trang: https://thaonco.com/vi/dich-thuat-app-software-website-game/