Bản địa hóa là tất yếu nếu muốn phát triển nội dung theo định hướng toàn cầu hóa. Vậy có quy tắc bản địa hóa cụ thể nào không?
Thao & Co. đã nghiên cứu và tổng hợp theo trình tự sau:
- ● Bản địa hóa là gì
- ● 6 quy tắc cần tuân thủ
- ● Phương án tối ưu
Hiểu đúng về bản địa hóa (Localization)
Bản địa hóa nội dung (Localization) – Chỉnh sửa nội dung tương thích với ngôn ngữ, hành vi sử dụng, giá trị văn hóa địa phương.
Quy trình:
- ● Dịch thuật
- ● Hiệu đính
- ● Xử lý giao diện
- ● Tích hợp
- ● v.v.
Mục đích:
- ● Tiếp cận người dùng mục tiêu nhanh chóng
- ● Phát triển trên thị trường quốc tế
- ● Tạo thiện cảm với người dùng
Những nội dung thường phải được bản địa hóa:
- ● Ứng dụng
- ● Website
- ● Game, phần mềm
- ● Catalogue, brochure
Đọc thêm: Dịch thuật App + Software + Website + Game
Chiến lược địa phương hóa là gì?
Chiến lược địa phương hóa
- ● Nhằm điều chỉnh một số yếu tố quảng bá và cách tiếp cận để phù hợp với nhiều thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên bản chất sản phẩm.
- ● Ví dụ: Coca-Cola giữ nguyên hương vị và hình ảnh sản phẩm nhưng điều chỉnh chiến dịch quảng cáo với thông điệp “mở nắp trúng thưởng” cho phù hợp với thị trường Việt Nam.
Đọc thêm: 5 thương hiệu thực hiện chiến lược địa phương hóa: Thành hay Bại?
6 quy tắc bản địa hóa nội dung quan trọng
Để quá trình bản địa hóa nội dung hiệu quả, cần lưu ý 6 quy tắc sau đây.
1. Chuẩn bị từ trước cho bản địa hóa nội dung
- ● Cần lưu ý tính năng đa ngôn ngữ và tránh mã hóa cứng.
- ● Vì mã hóa cứng sẽ gây khó khăn trong việc thêm ngôn ngữ mới.
- ● Sử dụng định dạng giúp tránh lỗi mã và hỗ trợ thêm ngôn ngữ mới:
- ◦ JSON
- ◦ ARB
- ◦ YAML
- ◦ XLIFF
2. Nghiên cứu ngôn ngữ khách hàng mục tiêu
- ● Nghiên cứu từ khóa SEO và thuật ngữ địa phương để cải thiện trải nghiệm người dùng.
- ● Đảm bảo ngôn ngữ giao diện đáp ứng nhu cầu người dùng.
- ● Chuyên gia dễ lập hướng dẫn dịch thuật, duy trì tính nhất quán bản dịch.
- ● Ví dụ: “thịt bò” trong tiếng Anh là bình thường nhưng nhạy cảm trong văn hóa Hindu (vì bò được tôn sùng như một vị thần).
3. Tìm hiểu thứ tự viết ngày tháng, hệ thống đơn vị
- ● Trước khi bản địa hóa, cần tìm hiểu các yếu tố sau ở ngôn ngữ đích:
- ◦ Thứ tự viết ngày tháng
- ◦ Định dạng giờ
- ◦ Hệ thống đơn vị đo lường
- ◦ Đơn vị tiền tệ
- ● Sự khác biệt nhỏ này ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người dùng.
- ● Ví dụ: Mỹ dùng định dạng 12 giờ, còn Việt Nam dùng định dạng 24 giờ, cần chuyển đổi phù hợp khi bản địa hóa.
4. Chú ý đến sự thay đổi về độ dài văn bản
- ● Mỗi ngôn ngữ có độ dài văn bản khác nhau, ảnh hưởng đến thiết kế giao diện UI.
- ● Văn bản sau dịch có thể ngắn hoặc dài hơn, yêu cầu điều chỉnh giao diện.
- ● Ví dụ: “login” trong tiếng Anh ngắn hơn “đăng nhập” trong tiếng Việt, cần thay đổi độ dài nút bấm để giao diện đẹp mắt.
5. Đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu
- ● Bản địa hóa nội dung phải nhất quán theo hướng dẫn dịch thuật về:
- ◦ Hình ảnh thương hiệu
- ◦ Màu sắc thương hiệu
- ◦ Phong cách thương hiệu
- ● Điều này giúp tăng độ nhận diện của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
6. Kiểm thử và đo lường độ hiệu quả thường xuyên
- ● Sau khi tích hợp ngôn ngữ mới, cần kiểm thử sản phẩm, đảm bảo các tính năng mượt mà.
- ● Đồng thời đo lường phản ứng khách hàng, đánh giá mức độ hiệu quả và cải thiện.
Bài viết liên quan: Kiểm thử Bản địa hóa
Giải pháp vượt trội dành cho bản địa hóa nội dung
Để việc bản địa hóa được thực hiện hiệu quả, quý vị cần nắm rõ 6 quy tắc trên.
Giải pháp bản địa hóa vượt trội chính là đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên môn cao.
Thao & Co. cung cấp dịch vụ bản địa hóa các nội dung dành cho app, software, website, game và các sản phẩm công nghệ khác.
Chúng tôi cam kết mang đến:
1. Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp
2. Báo giá minh bạch
3. Đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực:
- ● Luật
- ● Y tế
- ● Giải trí
- ● Game
- ● v.v.
Bên cạnh đó, quý vị có thể sử dụng thêm các dịch vụ khác như:
- ● Hướng dẫn Dịch thuật
- ● Tra cứu từ khóa SEO
- ● Tích hợp tùy chỉnh và Đánh giá ngôn ngữ
- ● v.v.
Quý vị có thể truy cập trang Nhận Báo Giá để được tư vấn cụ thể nhất!