Điện ảnh thế giới đang phát triển vượt bậc khi trình làng những “bom tấn” gây tiếng vang lớn. Trong xu thế ấy, dịch thuật phim ảnh cũng không ngừng nỗ lực xóa bỏ những rào cản về ngôn ngữ để đến gần hơn với công chúng toàn cầu.
Cùng Thao & Co. tìm hiểu:
Dịch thuật phim chính là quá trình chuyển đổi toàn bộ nội dung của một bộ phim từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích.
Quá trình này bao gồm:
Phim mang đến những câu chuyện mà bất kỳ ai cũng có thể quan tâm và yêu thích. Nhưng nếu không có dịch thuật phim, các khán giả quốc tế rất khó để có thể tiếp cận và thưởng thức “loại hình nghệ thuật thứ 7” này.
Như vậy, dịch thuật phim chỉ hoàn thành khi các nội dung này đã được chuyển ngữ một cách chuẩn chỉn nhất.
Dịch thuật phim rất được xem trọng, qua từng lời thoại được chuyển ngữ mới tạo sự kết nối với khán giả xuyên lục địa. Vì vậy có nhiều loại hình dịch thuật khác nhau nhằm đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt.
Dưới đây là những loại hình được sử dụng phổ biến trong điện ảnh.
Phụ đề là loại hình dịch thuật phim bằng cách cung cấp văn bản dịch đoạn hội thoại giữa các nhân vật hiển thị trên màn hình.
• Lợi ích: Khán giả vẫn nghe được đoạn hội thoại bằng ngôn ngữ gốc của các nhân vật, hiểu và cảm nhận phim thông qua phụ đề xuất hiện bằng ngôn ngữ của họ.
“Chỉ cần vượt qua bức tường 1 inch của dòng phụ đề, bạn sẽ biết đến vô vàn tác phẩm tuyệt vời”
(Đạo diễn Bong Joon Ho)
• Thách thức: Dịch giả phải cân đo đong đếm sao cho số từ của mỗi dòng phụ đề ngắn gọn nhưng vẫn truyền tải được ý nghĩa của bản gốc mang đến.
Điển hình như đối với các bộ phim trên nền tảng Netflix, giới hạn số ký tự là 42 ký tự trên một dòng phụ đề.
Thuyết minh phim là việc sử dụng giọng đọc của một hoặc hai người, thường là một nam và một nữ. Họ sẽ thuật lại toàn bộ các đoạn hội thoại trong ngôn ngữ khác và ghép trực tiếp vào bộ phim.
• Lợi ích: Tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với lồng tiếng.
• Trường hợp sử dụng: dịch thuật phim tài liệu, phim tự truyện hay show giải trí.
• Phương pháp: Lời thuyết minh sẽ được ghép song song hoặc chậm hơn 1-2 giây so với lời thoại gốc. Âm thanh trong phim cũng sẽ được xử lý nhỏ đi để làm nổi bật lời thoại thuyết minh.
Nhiều người cho rằng hình thức này sẽ làm mất đi cảm xúc cảm chân thực của giọng thoại nhân vật. Tuy nhiên, nhiều tựa phim nổi tiếng như “Shakespeare đang yêu” hay “Cuốn theo chiều gió” vẫn hấp dẫn khán giả bao thế hệ với đóng góp không nhỏ của thuyết minh phim.
Lồng tiếng là loại hình dịch thuật phim rất được ưa chuộng khi thay thế hoàn toàn lời thoại gốc bằng lời thoại trong ngôn ngữ đích. Sau khi dịch kịch bản, các diễn viên lồng tiếng sẽ thu âm lại và tích hợp giọng của họ vào bộ phim.
• Phương pháp: Giọng lồng tiếng sẽ thay thế hoàn toàn giọng thoại gốc sao cho trùng khớp với chuyển động miệng của nhân vật.
• Trường hợp áp dụng: bộ phim truyền hình, phim điện ảnh, hoạt hình,…
• Mục đích: Khán giả sẽ cảm thấy như họ đang nghe các diễn viên đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ đích thật sự.
• Thách thức: Đảm bảo được chất giọng của chuyên gia lồng tiếng phù hợp với các nhân vật trong phim.
Ví dụ: Bộ sitcom kinh điển của điện ảnh Hàn Quốc “Gia đình là số 1” phần 2 là bộ phim “gối đầu giường” của nhiều gia đình Việt.
Hầu hết khán giả Việt khi xem bộ phim này sẽ lựa chọn xem bản lồng tiếng. Lý do là vì chất giọng lồng tiếng của các nhân vật như Hwang Jung Eum hay Jung Hae Ri mang đến sự hóm hỉnh, dễ thương và rất gần gũi với người Việt.
Làm sao để bản dịch phim chạm đến cảm xúc khán giả? Đây chính là câu hỏi được các nhà làm phim quan tâm hàng đầu khi mang đứa con tinh thần của mình đến với một thị trường mới.
Nghệ thuật chân chính là “nghệ thuật vị nhân sinh”, tức nghệ thuật hướng đến con người. Dịch thuật phim cũng vì thế cũng phải lấy khán giả là đối tượng trung tâm để tạo nên những bản dịch phù hợp nhất.
Để truyền tải thông điệp hiệu quả, dịch giả cần phải nắm bắt được đặc điểm của đối tượng mục tiêu về:
Một bộ phim hướng đến khán giả là gen Z sẽ được dịch thuật với phong cách ngôn ngữ hài hước, bắt trend khi sử dụng nhiều tiếng lóng, chơi chữ. Trong khi đó, nếu đối tượng khán giả mục tiêu là gen Y thì phong cách ngôn ngữ này lại không thật sự phù hợp.
Bộ phim “Honey Sweet” của Hàn Quốc đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam đặc biệt là khán giả gen Z.
Phụ đề bộ phim được “Việt hóa” ở mức độ cao khi sử dụng các câu tiếng lóng rất thịnh hành với gen Z như “Đừng yêu nữa, em mệt rồi”, “kiwi kiwi” (tạm dịch “Ngon quá”) hay “flex” (tạm dịch “Khoe mẽ”).
Dịch thuật phim không giống như dịch thuật tin tức hay tài liệu chuyên ngành. Ngoài yếu tố đúng, dịch giả còn phải vận dụng sáng tạo ngôn từ để tạo nên bản dịch phù hợp với từng loại hình dịch thuật.
Đôi khi dịch giả sẽ gặp phải những từ ngữ “không thể dịch được”. Lúc này cần phải linh hoạt sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm dịch thuật để tạo nên bản dịch phù hợp nhất.
Văn hóa có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhận thức của con người. Vì thế tích hợp phương pháp bản địa hóa trong dịch thuật phim là cách tối ưu để tiếp cận với khán giả ở thị trường mới hiệu quả nhất.
Để nội dung phim gần gũi hơn với khán giả quốc tế, dịch giả cần phải có vốn am hiểu kiến thức sâu sắc về cả hai nền văn hóa. Đặc biệt là bản dịch cần lồng ghép tinh tế từ ngữ của người bản xứ như tiếng lóng, thành ngữ hay chơi chữ để bản dịch “hòa nhập” vào nền văn hóa đích.
Trong bộ phim “Hometown Cha-Cha-Cha”, dịch giả đã bản địa hóa phụ đề rất “Việt” khi linh hoạt “sáng tác” một bài thơ có ý nghĩa tương đương với bài thơ của nam chính Doo Shik dành cho nữ chính Hye Jin.
“Vốn dĩ số ba là số đẹp đấy
Giống như mì ba miền, ba ván thắng hai
Có anh ba Hưng vốn thiệt nông dân”
Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng mang hơi thở của thời đại nó được sinh ra, điện ảnh cũng thế. Vì thế, đảm bảo tính thời đại trong quá trình dịch thuật phim cũng cần được dịch giả lưu tâm.
Tính thời đại trong dịch thuật phim nằm ở cách dịch giả chọn lọc và sử dụng ngôn từ phù hợp với khán giả hiện tại. Ngoài ra, một số chi tiết về đặc trưng của một thời đại trong phim cũng có thể được dịch giả điều chỉnh để phù hợp với thời điểm mà bộ phim đang tái hiện.
Đặc biệt, tính thời đại cũng có thể được hiểu là các công nghệ, phương pháp dịch thuật phim hiện đại nhất. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng phim luôn đáp ứng được những tiêu chí khắt khe nhất từ khách hàng.
Đảm bảo độ dài không chỉ là tiêu chí để kiểm soát chất lượng hình thức của bản dịch mà còn giúp nâng cao trải nghiệm xem phim của khán giả.
Phụ đề phim quá dài sẽ khiến khán giả phải tập trung đọc hiểu phụ đề mà quên mất việc thưởng thức hình ảnh, âm thanh.
Vậy nên, bản dịch phim đạt chất lượng cao chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và độ dài mà vẫn đảm bảo “phần hồn” của bộ phim được truyền tải. Để có thể đảm bảo sự cân bằng này, dịch giả phải là những chuyên gia ngôn ngữ bản xứ dày dặn kinh nghiệm.
Sứ mệnh của dịch thuật phim giúp bộ phim được “tỏa sáng” bằng ngôn ngữ mới mà vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi của nguyên tác.
Ngôn ngữ có thể là rào cản khi tiếp cận công chúng toàn cầu, nhưng dịch giả chính là cầu nối vững chắc xuyên qua rào cản đó. Và để tạo nên thành phẩm dịch thuật phim chất lượng, dịch giả phải là những chuyên gia ngôn ngữ thực sự.
Các dự án tại Thao & Co. luôn được thực hiện bởi các chuyên gia ngôn ngữ bản xứ với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi đảm bảo thành phẩm được hoàn thiện chuẩn chỉnh nhất về độ dài, độ phù hợp đối tượng mục tiêu, bản địa hóa nội dung.
Đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp Thao & Co. luôn cam kết minh bạch, rõ ràng về chi phí thực hiện dự án với quy trình thực hiện dự án tối ưu nhất.
Thao & Co. cung cấp dịch vụ dịch thuật phim với nhiều loại hình dịch thuật khác nhau:
Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến quý vị dịch vụ Dịch thuật Phụ đề và dịch vụ Lồng tiếng Thuyết minh chuyên nghiệp, chất lượng cao.
Quý vị vui lòng truy cập trang Nhận Báo Giá để kết nối ngay với chúng tôi!