Bản địa hóa video game là gì? Làm thế nào để tạo ra một phiên bản trò chơi bản địa hóa hiệu quả? Thao & Co. chia sẻ đến quý vị 5 ví dụ bản địa hóa video game để có được bài học kinh nghiệm.
Bản địa hóa video game hay trò chơi điện tử là việc chuyển đổi ngôn ngữ cho phù hợp với văn hóa của thị trường mục tiêu. Bản địa hóa trò chơi điện tử rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường.
Người tiêu thụ khó chọn mua một tựa game khi sản phẩm đó không có ngôn ngữ của họ. Hơn nữa, chiến lược bản địa hóa bao gồm việc lồng ghép nét đặc sắc văn hóa vào game như:
Do đó, bản địa hóa video game sẽ giúp phá bỏ rào cản ngôn ngữ để tiếp cận người chơi.
Do đó, người chơi có thể cảm nhận được từng sự sáng tạo nghệ thuật trong các trò chơi được bản địa hóa.
Thao & Co. đã chia sẻ tổng quan về khái niệm và vai trò của bản địa hóa video game. Để hiểu hơn về ứng dụng của bản địa hóa video game, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị qua 5 ví dụ thực tế .
Pokémon là một ví dụ về bản địa hóa video game. Trò chơi này được phát hành lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1996. Sau gần 2.5 năm, Pokémon Red và Blue được phát hành tại Bắc Mỹ. Sau đó 1 năm, trò chơi này được phát hành tại Châu Âu.
Ông Junichi Masuda – Giám đốc Điều hành Game của Gamefreak lúc bấy giờ – cho biết, công ty muốn mang đến trải nghiệm chơi game tốt nhất cho người dùng không chỉ tại Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trước khi có phiên bản Pokémon tiếng Trung chính thức, người chơi đã quen với các bản dịch lậu. Phần lớn do người hâm mộ tự chuyển thể từ bản nội địa Nhật Bản hoặc bản Bắc Mỹ. Tuy nhiên, sự khác nhau trong ngôn ngữ Trung Quốc đã tạo nên sự thiếu nhất quán giữa các phiên bản game Pokémon tại:
Năm 2016, Nintendo xác định thống nhất 3 biến thể này thành một phiên bản game Pokémon chính thức. Điều này đã tạo ra sự phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng game thủ lúc bấy giờ. Người hâm mộ mỗi vùng đều phản đối với sự thay đổi này.
Chẳng hạn, người Hồng Kông gọi Pikachu là “Bei Ka Chiu” nhưng phiên bản mới lại là “Pei Ka Yau”. Tên gọi Pokémon cũng bị thay đổi khiến người hâm mộ phản đối và yêu cầu khôi phục lại phiên bản cũ.
Nintendo đã quyết định giữ bản dịch tiếng Trung chính thức và khuyến khích người chơi sử dụng tiếng Anh. Kết quả là không có lợi ích cho công ty và phải hoãn nhiều hoạt động quảng cáo tại Hồng Kông.
Genshin Impact là thể loại game hành động nhập vai thế giới mở, được phát hành bởi miHoYo – một công ty game Trung Quốc. Trò chơi này đã được cộng đồng game thủ trong và ngoài nước săn đón.
Dù được yêu thích và có lượt tải nhiều nhất, phiên bản tiếng Anh vẫn vấp phải nhiều chỉ trích. Nhiều game thủ đánh giá bản dịch thiếu tự nhiên và không thể hiện được bản chất nhân vật.
Ví dụ, Paimon dùng cụm từ “just a pile of junk” để nói về chiếc hộp mà bố mẹ Razor để lại. Nhiều người cho rằng cách nói trên rất thô lỗ trong bối cảnh câu chuyện trong game lúc này. Bản gốc tiếng Trung dùng từ “杂物”, chỉ những đồ lặt vặt mà không mang nghĩa tiêu cực. Trong khi chữ ‘junk” để chỉ những thứ bỏ đi, không còn hữu dụng. Một số người chơi nói rằng trong ngôn ngữ của họ lời nhận xét của Paimon không hề thô lỗ.
Người chơi nhận ra rằng bản dịch tiếng Anh được dựa trên bản tiếng Nhật thay vì bản tiếng Trung. Điều này khiến bản dịch càng khác biệt so với bản gốc.
Qua ví dụ biên dịch và bản địa hóa video game, việc hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố đó, bản dịch sẽ thiếu tự nhiên và không truyền tải đúng giá trị bản gốc.
Trong một phân cảnh chia tay đầy cảm xúc giữa 2 nhân vật Yuna và Tidus – người bạn đồng hành và tình yêu của đời cô. Phiên bản tiếng Nhật của Yuna đã nói “ありがとう” (cảm ơn) đối với Tidus. Chữ “cảm ơn” ở đây mang ý nghĩa sâu sắc hơn là sự cảm kích thông thường. Câu nói này là lời chia tay, lời an ủi dành cho Tidus. Hay có lẽ Yuna cũng đang gửi gắm lời tình cảm của mình. Chỉ một chữ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa khiến phân cảnh được nhiều người quan tâm.
Tại Bắc Mỹ, các chuyên gia bản địa hóa cảm xúc của Yuna sẽ khó được lột tả hết nếu chỉ dịch “thank you” (cảm ơn). Và đây cảnh quay cận nên dịch thuật cần đảm bảo khớp với chuyển động môi của nhân vật.
Cuối cùng, phương án tối ưu nhất là lựa chọn cụm “I love you”. Lời dịch này được cho rằng quá thẳng thắn và không phù hợp với tính cách nhân vật. Xét về chức năng ngôn ngữ, cách dịch này có thể truyền tải tối đa ý nghĩa của bản gốc.
Alexander O. Smith – dịch giả tham gia đưa ra quyết định này cho biết, bản dịch đã đáp ứng tốt yêu cầu văn hóa và kỹ thuật, cũng như làm hài lòng cộng đồng người hâm mộ.
Phiên bản tiếng Anh của game MindQuiz, cụm từ “super spastic” (bại não) xuất hiện khi thử thách thất bại. Đây được cho là sự sáng tạo của dịch giả vì bản gốc tiếng Nhật không có cụm từ này.
Cộng đồng người khuyết tật tại Anh rất phẫn nộ về cụm từ này. Điều này khiến Ubisoft phải thu hồi sản phẩm của mình. Thế nhưng người chơi tại Úc lại không có phản ứng quá gay gắt về bản dịch này.
Điều này càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc kiểm soát chất lượng bản địa hóa Game (LQA) khi đưa tựa game thâm nhập thị trường mới.
Dù cùng một ngôn ngữ nhưng cách dùng từ ngữ tại mỗi khu vực hay quốc gia đều khác nhau. Bản địa hóa cần hiểu rõ sự khác biệt này và linh hoạt điều chỉnh để hạn chế rủi ro.
Wii Mario Party 8 cũng bị thu hồi tại Vương quốc Anh do sử dụng từ ngữ không phù hợp trong bản dịch.
Game Wii Mario Party 8 sử dụng từ “spastic” trong câu thần chú của phù thủy xanh: “Magikoopa magic! Turn the train spastic! Make this ticket tragic!”. Phiên bản này đã được phát hành thuận lợi tại Mỹ vì “spastic” không phải là từ kiêng kỵ.
Qua đây, đòi hỏi dịch giả phải tìm hiểu kỹ về ngôn ngữ, văn hóa tại thị trường mục tiêu.
Qua các ví dụ trên, khi tiến hành bản địa hóa video game, quý vị cần lưu ý:
Nếu quý vị đã đang tìm dịch vụ bản địa hóa trò chơi điện tử uy tín, Công ty Dịch thuật Thao & Co. rất hân hạnh được đồng hành và giúp quý khách hàng hiện thực các mục tiêu liên quan.
Đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ Thao & Co. là người bản xứ, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật và bản địa hóa trò chơi điện tử. Qua đó, giúp khách hàng có thể yên tâm về chất lượng đầu ra của bản dịch.
Quý khách hàng sẽ được làm việc với đội ngũ chuyên gia thông qua nền tảng độc quyền Dashboard.
Để có một phiên bản trò chơi bản địa hóa hiệu quả nhất, Thao & Co. còn cung cấp thêm các dịch vụ như:
Thao & Co đã chia sẻ về các ví dụ bản địa hóa video game tiêu biểu. Hy vọng bài viết cung cấp cho quý vị nhiều thông tin hữu ích về bản địa hóa trò chơi.
Nếu quý vị còn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ bản địa hóa App + Website + Game, liên hệ ngay đến trang Nhận báo giá để được tư vấn chi tiết.