Thời đại 4.0 mang đến các tiến trình toàn cầu hóa và bản địa hóa mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Vì vậy, nhu cầu và các tiêu chuẩn toàn cầu hóa, bản địa hóa của doanh nghiệp cũng tăng đáng kế theo thời gian. Trong đó, ngôn ngữ là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể mở rộng ra toàn cầu hay thích nghi với một thị trường bản địa.
Qua bài viết này, Thao & Co. sẽ mang đến những thông tin chuyên sâu về toàn cầu hóa và bản địa hóa, mối liên hệ, tác động qua lại giữa hai chiến lược này đối với ngôn ngữ cũng như nhu cầu dịch thuật hiện nay.
Toàn cầu hoá là quá trình kết nối xuyên biên giới của các hoạt động bên trong một quốc gia với toàn bộ thế giới. Quá trình kết nối này diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hoá, thương mại, dịch vụ, v.v. Từ đó, một hệ thống quy tắc chung trên toàn cầu sẽ được hình thành, do các công dân toàn cầu hoạt động và làm việc trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi đó, bản địa hoá là quá trình điều chỉnh các hoạt động ở các thị trường khác cho phù hợp và gần gũi với các đối tượng tại địa phương, quốc gia, hay khu vực cần tiếp cận. Bản địa hoá sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, hình ảnh của các sản phẩm, dịch vụ. Qua đó, tính toàn cầu của sản phẩm, dịch vụ vẫn được đảm bảo trong sự liên kết, thích nghi với các tiêu chuẩn của cộng đồng bản địa.
Một thương hiệu nổi trội với chiến lược phát triển kết hợp nhuần nhị giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa chính là Starbucks. Khi nhắc đến cái tên Starbucks, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến logo hình nàng tiên cá màu xanh đặc trưng, không gian thân thiện, ấm cúng và chất lượng dịch vụ tận tình. Luôn trung thành với bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của mình nhưng tại mỗi quốc gia, Starbucks còn biến đổi linh hoạt để thích ứng và thu hút người tiêu dùng địa phương.
Chẳng hạn như tại Nhật Bản có chi nhánh được thiết kế tương tự như một quán trà truyền thống hay menu tại Pháp có món cà phê Vienesse quen thuộc với người dân bản địa. Tại thị trường Trung Quốc nơi người tiêu dùng thích hội họp đông người, các chi nhánh Starbucks tại đây được bố trí nhiều bàn lớn để có thể ngồi theo nhóm.
Toàn cầu hóa và bản địa hóa giữ mối liên kết chặt chẽ và luôn đồng hành song song trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cả hai yếu tố sẽ thúc đẩy nhau mạnh mẽ theo từng giai đoạn, thời kỳ và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới.
Khi doanh nghiệp chú trọng toàn cầu hóa, thì các tiềm lực tại thị trường bản địa sẽ tạo thành bước đệm hỗ trợ mạnh mẽ. Và ngược lại, một sản phẩm, dịch vụ đã phát triển với quy mô toàn cầu cũng sẽ tạo ra một lợi thế đáng kể nếu thâm nhập vào một thị trường bản địa khác.
Một trong những ví dụ chiến lược bản địa hóa gần gũi nhất là các thể loại gameshow, chương trình truyền hình thực tế tại các quốc gia khác nhau như American Idol – Vietnam Idol, Running Man phiên bản Hàn Quốc – Việt Nam, v.v. Trong đó, những nội dung về văn hóa, con người ở từng quốc gia đã được lồng ghép và thể hiện phù hợp ở mỗi quốc gia này.
Bên cạnh đó, đã có nhiều thương hiệu hội nhập toàn cầu thành công như thương hiệu Apple từ Mỹ và Samsung từ Hàn Quốc. Từ một công ty nội địa, hai thương hiệu này hiện nay đã trở thành nhà cung cấp cho khách hàng trên toàn cầu.
Trong mối liên kết chặt chẽ, toàn cầu hóa và bản địa hóa vẫn sở hữu những đặc trưng khác biệt nhau đáng kể.
Về phạm vi tiếp cận, toàn cầu hóa hướng đến sự lan rộng, phát triển, hội nhập và mở rộng ra quy mô lớn hơn. Từ đó, toàn cầu hóa cho phép một doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường hơn, nhiều quốc gia hơn, nhiều nền văn hóa hơn, nhiều sắc tộc và nhiều đối tượng người dùng.
Trái lại, bản địa hóa hướng đến sự thích nghi, sự phù hợp nhất định và cụ thể của một sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp ở một thị trường, một quốc gia và một nền văn hóa cụ thể.
Toàn cầu hóa hướng đến sự đồng nhất theo một hệ thống tiêu chuẩn chung. Hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu này giúp cho các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đạt được chất lượng ngang nhau, tính trung lập cao, từ đó phù hợp với bất cứ đối tượng khách hàng nào trên toàn cầu.
Trong khi đó, bản địa hóa hướng đến sự thích nghi, thay đổi và tùy biến để phù hợp với một thị trường bản địa. Sự tùy biến này cũng sẽ dựa trên các tiêu chuẩn, ngôn ngữ và nền văn hóa địa phương cụ thể. Qua đó, bản địa hóa giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang tính trọng tâm, có thể tiếp cận gần hơn đến thị trường mục tiêu.
Toàn cầu hóa thúc đẩy việc đồng nhất, qua đó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ hướng đến một hay một vài ngôn ngữ có tính phổ biến trên toàn cầu, chẳng hạn như tiếng Anh hoặc tiếng Trung.
Bản địa hóa, trái lại, sử dụng chủ yếu các ngôn ngữ địa phương tại nơi diễn ra hoạt động bản địa hóa với mục đích tiếp cận thị trường và con người địa phương.
Để thực hiện toàn cầu hóa và bản địa hóa một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần đo lường tiềm lực của doanh nghiệp và tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp có thể phân tích đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội để đạt được hiệu quả kể cả khi vươn ra toàn cầu hay thích nghi bản địa.
Nếu doanh nghiệp đang loay hoay khi phải thực hiện cùng lúc cả hai, sự cân đối cả hai chiến lược này là điều rất quan trọng. Trong đó, hầu hết các chiến lược toàn cầu hóa thường là một định hướng dài hạn và được kết hợp bởi rất nhiều chiến lược bản địa hóa. Việc xác định hướng phát triển, mục đích phát triển về ngắn hạn, dài hạn và ở từng giai đoạn một cách chính xác sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đáng kể khi thực hiện hai chiến lược này.
Dù là bản địa hóa hay toàn cầu hóa, yếu tố ngôn ngữ vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt. Do đó, việc biên dịch, chuyển ngữ đóng vai trò quan trọng không kém trong cả hai quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng chính là công cụ để doanh nghiệp đi nhanh hơn đến thị trường quốc tế, hoặc tiếp cận hiệu quả hơn với một thị trường bản địa.
Thấu hiểu các nhu cầu dịch thuật phục vụ cho chiến lược toàn cầu hóa và bản địa hóa hiện nay, đội ngũ Thao & Co. sẽ là một người đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp.
Đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm từ Thao & Co. sẽ mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa chất lượng cao dành cho App, website, phần mềm, game, tài liệu chuyên ngành và nhiều hơn thế nữa. Khi lựa chọn Thao & Co., quý vị sẽ có được trải nghiệm hài lòng với quy trình bản địa hóa chuyên nghiệp và đa dạng các lựa chọn dịch vụ bổ trợ bản địa hóa đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp như:
Quý vị có thể tham khảo thêm dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa tại đây và đừng ngần ngại liên hệ ngay các chuyên gia Thao & Co. tại trang Nhận Báo Giá để bắt đầu dự án ngay hôm nay!